Đừng làm nghề lập trình nữa ,có quá nhiều coder rồi
Mọi người trong thế giới công nghệ thích hô hào rằng ai cũng nên học viết code – với rất nhiều lý do chính đáng như: kiếm được mức lương cao hơn, hiểu được ý nghĩa của A.I. và an ninh mạng, bảo vệ bạn khỏi bị mất việc vào tay máy móc. Trong khi thực tế thì mức lương tăng trưởng đã có dấu hiệu trì trệ, tuy vậy, vẫn còn nhiều các công việc với mức lương cao trong phần mềm (hiện nay). Chính tất cả các ưu đãi trên đã khiến mọi người lao vào lập trình và các lĩnh vực công nghệ khác, nhưng sự thật là, chúng ta lại đang cần thêm nhiều người sẵn sàng thoát ra khỏi nó.
Xin đừng hiểu lầm: tôi hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ để cải thiện cuộc sống. Lập trình đã cung cấp cho tôi một công việc và sự ổn định tài chính, mà tôi vốn rất biết ơn. Mặt khác, việc sự gia tăng số người học viết code (và các lĩnh vực STEM khác) là tốt, chỉ là đừng nên chỉ là một chiều khi mà cứ quá nhiều người theo học. Ngành công nghiệp công nghệ đã chạy nhanh hơn mức mà xã hội đã được chuẩn bị, và chẳng mấy chốc, sẽ dẫn đến việc vỡ nợ khi mà nguồn nhân lực coder bị quá dư thừa.
Ý tưởng khuyến khích càng nhiều người làm coder được cho là điều tốt trong suy nghĩ của các nhà đầu tư và CEO của Thung lũng Silicon – mà không bao giờ để ý đến hậu quả. Thay đổi là không thể tránh khỏi, họ nói, khi mà bạn chỉ có thể thích nghi hoặc chết. Nền kinh tế gig là một ví dụ điển hình, như cựu kỹ sư Uber Susan Fowler nói với Vanity Fair:
“Chúng tôi bắt đầu liệt kê các nguyên nhân tiềm năng của việc người lao động có thể bị ảnh hưởng- những thứ như trí thông minh nhân tạo và rô bốt, nhanh chóng trở thành hiện thực bởi tầm nhìn của các công ty như Google và Amazon. Sự dịch chuyển đang xảy ra ngay dưới mũi của chúng ta. Không phải trong tương lai – mà nó đang xảy ra ngay bây giờ.
[…] Rủi ro khi là nền kinh tế gig sẽ trở thành nền kinh tế duy nhất, nuốt chửng toàn bộ các nhóm nhân viên làm toàn thời gian, và cuối cùng, sẽ thay thế tất cả chúng ta. Nguy cơ lớn hơn, là những người duy nhất hiểu được mối đe dọa lại là những người cho phép nó diễn ra”.
Lái xe cho Uber là một nghề sinh lợi nhưng cũng như làm việc trong nhà hàng thức ăn nhanh; các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng khoảng 41-54 phần trăm người lái xe Uber kiếm được ít hơn mức lương tối thiểu và 65 phần trăm người lái xe bỏ nghề trong vòng sáu tháng kể từ khi bắt đầu. Nếu người lái xe được trả lương như nhân viên chứ không phải là nhà thầu độc lập, tiền lương của họ sẽ là bất hợp pháp. Là nhà thầu độc lập, người lái xe cũng hy sinh các biện pháp bảo vệ pháp lý khác. Họ không đủ điều kiện cho kỳ nghỉ có lương, họ gánh vác gánh nặng thuế cao hơn so với nhân viên, họ mất quyền tham gia công đoàn, họ thường không đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp và bồi thường thương tật / khuyết tật và họ không được hưởng các quyền lợi như sức khỏe bảo hiểm.
Và Uber hầu như không phải là nền tảng kinh tế gig duy nhất trục lợi từ sự lỏng lẻo trong pháp lý hạn chế. Trong cuốn sách Gigged, Sarah Kessler đào sâu về vấn đề lạm dụng tràn lan của các nhà thầu độc lập giữa các nền tảng gig. Ngay cả những tên tuổi lớn bạn có thể không ngờ tới như Google và Facebook, cũng tập trung sử dụng nhiều công nhân cấp độ thấp. Các đặc quyền nổi tiếng thế giới như làm việc cho một công ty công nghệ đẳng cấp thế giới – miễn phí ăn trưa, văn phòng đẹp đẽ- thì chỉ dành cho nhân viên có trình độ cao.
Và nghịch lý thay, những người nói rằng sự thay đổi là không thể tránh khỏi lại là những thiên tài xây dựng những thứ mà chỉ có họ mới có thể tưởng tượng ra. Có lẽ thay đổi là không thể tránh khỏi, nhưng có những thay đổi sẽ mang lại là hậu quả trực tiếp cho con người.
Để giải quyết cho vấn đề yêu cầu nguồn nhân lực về cho IT thì ta phải nhắm vào việc nâng cấp trình độ cho đội ngũ chứ không phải ồ ạt đào tạo các coder chỉ biết làm răm rắp theo một khuôn mẫu với một mức lương rẻ mạt.
Thật không may là báo chí cũng như truyền thông lại thổi bùng lên quá mức tầm quan trọng của công nghệ. Khiến cho vô hình chung dẫn tới sự mất cân bằng trong ngành nghề với việc làm lập trình viên ngày càng trở nên hot trong mắt mọi người dù rằng những vị trí lĩnh vực khác cũng quan trọng không kém.
Theo quan điểm của tôi, những vấn đề này có thể được giảm bớt bởi các “chuyên gia công nghệ” sẵn sàng từ bỏ nghề của họ để trở thành nhà báo, luật sư, bác sĩ và nhiều hơn nữa. Trong khi đó, các coder có kinh nghiệm sẽ cần phải suy nghĩ lại về bước tiếp theo của họ. Đừng bắt đầu một công ty công nghệ luật, mà hãy vào một công ty luật tập trung vào công nghệ. Không điều hành bộ phận công nghệ cho một chiến dịch chính trị, mã hãy điều hành một chiến dịch chính trị tập trung vào công nghệ. Không tạo ra công nghệ cho các nhà giáo dục, mà hãy giáo dục mọi người về công nghệ.
Đã đến lúc phá vỡ lớp bong bóng và chấp nhận sự thật rằng chúng ta không đói nguồn nhân lực coder mà chúng ta đang rất cần những lập trình viên giỏi. Cũng như bao nhiêu ngành nghề khác hiện nay.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!