[PHP] Giới thiệu về PHPUnit

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 2157 | Chuyên mục: PHP

Kiểm thử phần mềm là một khâu quan trọng trong phát triển phần mềm, trước đây chúng ta thường xem nhẹ việc này vì mấy lý do: thích làm tùy tiện cho nhanh, thực hiện tốn kém hơn… Những sản phẩm được gọt dũa cẩn thận mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng và cũng vì thế nó tồn tại lâu hơn, thành công hơn.


Giới thiệu


PHPUnit là một gói thư viện mã nguồn mở sử dụng trong Unit testing với ngôn ngữ PHP rất tốt, nó cung cấp rất nhiều các class, phương thức giúp cho việc viết các đoạn mã kiểm thử trở nên nhanh chóng và thuận lợi. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá PHPUnit để thấy được sức mạnh của nó trong việc kiểm thử ứng dụng PHP.

Trước khi bắt đầu

Bài viết giả sử bạn đã cài đặt PHP. Tôi rất khuyên bạn nên sử dụng một máy ảo dành riêng cho môi trường phát triển thay vì thiết lập nó ngay trên hệ điều hành của bạn. Bạn có thể đọc qua bài viết Setting Up a Debian VM, Step by Step, hướng dẫn từng bước sử dụng Virtual Box để thiết lập PHP và web server trên Debian, hoặc tham khảo các bài viết trên Viblo về sử dụng Docker để tạo môi trường phát triển.

Chúng ta cũng sẽ sử dụng dòng lệnh để chạy PHPUnit... Nếu bạn đang quen với việc làm mọi thứ trên giao diện GUI, thì đây cũng là thời gian cho bạn làm quen với Terminal.

Cài đặt PHPUNIT

PHPUnit 6.2 yêu cầu PHP 7 và các thư viện dom, jsonmbstring, thường đã được cài đặt mặc định khi cài đặt PHP. Kiểm tra bằng cách:

php -r 'print_r(get_loaded_extensions());'

Nếu chưa có thì cài thêm vào, vd đối với Ubuntu ^16.04:

sudo apt install php-xml php-json php-mbstring

Tính năng tạo báo cáo Code Coverage yêu cầu Xdebug (hướng dẫn cài đặt, bài viết giới thiệu của tác giả) (phiên bản 2.5.0 hoặc mới hơn) và thư viện tokenizer (đã có sẵn khi cài PHP).

Cách đơn giản nhất là cài đặt thông qua Composer. Nếu bạn không biết Composer là gì hay cách sử dụng nó thì bạn nên đọc bài viết, Composer Namespaces in 5 minutes. Nó giới thiệu bạn với Composer nói chung và cách sử dụng PSR-0 cho việc autoloading.

Cài đặt:

composer require --dev phpunit/phpunit ^6.2

Chạy PHPUnit

Sau khi cài đặt xong hãy chú ý đến file ./vendor/bin/phpunit. Đây là file dùng để thực thi PHPUnit. Chạy lệnh: ./vendor/bin/phpunit, nó sẽ hiển thị tất cả các tùy chọn help.

Cấu trúc project

Do chúng ta đang sử dụng Composer nên sẽ cần cấu trúc project một chút để nó hoạt động với autoloader. Các file mã nguồn sẽ được viết vào thư mục src với namespace là App và unit tests sẽ được viết vào thư mục tests với namespace là Tests.

Update file composer.json của bạn như sau:

{
    "require-dev": {
        "phpunit/phpunit": "^6.2"
    },
    "autoload": {
        "psr-4": {
            "App\\": "src/"
        }
    },
    "autoload-dev": {
        "psr-4": {
            "Tests\\": "tests/"
        }
    }
}

Sau đó chạy lệnh để update autoloader:

composer dump-autoload

Như vậy cấu trúc project của chúng ta như sau:

phpunit-tut/
|-- composer.json
|-- composer.lock
|-- phpunit.xml
|-- src
|-- tests
|-- vendor

Cấu hình file phpunit.xml

Bạn có thể sử dụng các tùy chọn trong dòng lệnh để cấu hình cho phpunit tuy nhiên có 1 cách đơn giản hơn đó là sử dụng file cấu hình phpunit.xml.

Trong folder root phpunit-tut tạo file phpunit.xml:

<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>
<phpunit colors="true">
    <testsuites>
        <testsuite name="Application Test Suite">
            <directory>./tests/</directory>
        </testsuite>
    </testsuites>
</phpunit>

Đây là file cấu hình đơn giản nhất, tuy nhiên có 2 điểm quan trọng:

  • colors="true" làm cho kết quả test được bôi màu
  • <directory>./tests/</directory> cho PHPUnit biết nơi lưu các file tests

CONVENTIONS

Trong loạt bài viết này sẽ có một số conventions giúp cho bạn sử dụng PHPUnit dễ dàng hơn, mặc dù có một số convention là không bắt buộc.

Cấu trúc và tên file

Convention đầu tiên là về cấu trúc file và tên file. Các file tests nên ánh xạ với các file mã nguồn tương ứng trong từng thư mục và tên file nên được đặt giống với file mã nguồn cộng thêm từ Test ở sau. Ví dụ, nếu chúng ta có các file mã nguồn như sau:

./src/Foo.php
./src/Bar.php
./src/Controller/Baz.php

Thì các file tests nên được tổ chức như sau:

./tests/FooTest.php
./tests/BarTest.php
./tests/Controller/BazTest.php

Tên lớp

Tên lớp phải khớp hoàn toàn với tên file, điều này cũng nên áp dụng với các file mã nguồn khác.

Tên các method (test)

Các phương thức trong các lớp test nên được bắt đầu với từ test (mặc dù bạn có thể sử dụng annotation @test nhưng nên thống nhất viết theo 1 loại cho đồng bộ). Tên phương thức nên có tính mô tả cái gì sẽ được test trong phương thức đó và cũng nên bao gồm tên phương thức đang được test. Tên method không cần phải ngắn hoặc viết tắt.

Ví dụ, bạn đang test phương thức có tên là verifyAccount() và bạn muốn test trường hợp mật khẩu khớp với account, bạn nên đặt tên method trong file test là testVerifyAccountMatchesPasswordGiven().

Sự dài dòng là một lợi ích khi test, bởi vì khi bạn có 1 trường hợp test failed và bạn sẽ có rất nhiều trường hợp test failed, bạn sẽ thấy được tên method là gì và biết chính xác trường hợp nào đang bị failed.

Public methods

PHPUnit không thể chạy các method test ở dạng private hay protected, chúng phải là public. Do đó, đối với các method test hay các method helpers (chẳng hạn data provider method phải ở dạng public. Mục đích của chúng ta là viết test thôi nên không cần phải lo lắng về tính đóng gói.

Extends PHPUnit

Các class test phải là lớp con cháu của lớp PHPUnit\Framework\TestCase.

Unit Test đầu tiên

Unit Test đầu tiên của chúng ta sẽ ngắn và stupid thôi nhưng nó sẽ cho bạn biết yêu cầu nhỏ nhất của 1 test: Tạo 1 file ./tests/StupidTest.php:

<?php

namespace Tests;

use PHPUnit\Framework\TestCase;

class StupidTest extends TestCase
{
    //
}

Không có gì đặc biệt cả, chỉ là cho bạn thấy các conventions được áp dụng như thế nào thôi.

Để thử cho biết, bạn muốn chắc chắn một thứ gì đó nó có bằng true hay không (chẳng hạn 1 hàm nào đó có return true hay không). Assertions là một trong những phương thức cơ bản được dùng trong unit test, và tôi sẽ đề cập nó xuyên suốt trong loạt bài này.

public function testTrueIsTrue()
{
    //
}

Tiếp theo là đến đoạn test code. Bây giờ chỉ đơn giản thôi như thế này thôi, chưa cần nghĩ sâu sắc quá:

public function testTrueIsTrue()
{
    $foo = true;
    $this->assertTrue($foo);
}

Dat Green bar

Từ thư mục root của project, chạy PHPUnit: $ ./vendor/bin/phpunit

Vâng, bạn sẽ thấy được cái thanh màu xanh ấy, nó biểu thị tất cả các test case đã được pass. Tuy nhiên cũng đừng chăm chăm làm sao cho ra được cái màu xanh ấy, không phải viết code chỉ để pass test, mà mục đích ở đây là make your code readable, testable and maintainable

Bạn đã chạy 1 file test, 1 test case trong đó có 1 assertion.

Kết luận

Qua bài này, bạn đã cài được PHPUnit, thiết lập một số cấu hình và chạy unit (super stupid) test đầu tiên.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!


Bài viết liên quan



Khóa học liên quan

Khóa học: PHP

Xây dựng Website PHP theo MVC
Số bài học:
Lượt xem: 29473
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: PHP

Học lập trình PHP cơ bản
Số bài học:
Lượt xem: 19919
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: PHP