Bí kíp chinh phục tất cả nhà tuyển dụng IT trong vòng phỏng vấn (Phần 1)
Mặc dù đã đạt được điểm số cao trong khóa học CS101 thuật toán và môn Data Structures ở trường đại học, tôi vẫn thấy rùng mình với ý nghĩ phải trải qua một cuộc phỏng vấn lập trình với trọng tâm hướng vào các thuật toán.
Do đó tôi đã dành ba tháng sau khi ra trường để tìm hiểu cách cải thiện kỹ năng trả lời các buổi phỏng vấn của mình và thành quả là nhận được đề nghị từ các công ty công nghệ lớn. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những mẹo mà mình đã dùng trong quá trình đi phỏng vấn. Xin lưu ý là những câu hỏi theo khuôn mẫu sẽ không nằm trong phạm vi của bài viết này.
Hẳn bạn cũng biết việc có nhiều khái niệm thuật toán xuất hiện trong buổi phỏng vấn lại ít được dùng tới khi bạn đi làm, nhưng vẫn được hỏi để kiểm tra nền tảng cơ bản. Đương nhiên, tôi cũng đã quên khá nhiều về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu này, vốn được chủ yếu được dạy cho những sinh viên năm nhất và năm thứ hai đại học.
Song song đó, thật căng thẳng khi phải viết code trong cuộc phỏng vấn, khi có ai đó xem xét kỹ mọi phím tắt mà bạn thực hiện. Điều tồi tệ hơn là với tư cách là người được phỏng vấn, bạn còn cần phải truyền đạt và nói ra suy luận của mình ngay trong buổi phỏng vấn.
Tôi từng nghĩ rằng việc có thể suy nghĩ, viết code và giao tiếp cùng lúc là một điều không thể, cho đến khi tôi nhận ra rằng phỏng vấn là một kỹ năng mà bạn có thể đạt được tốt hơn bằng cách học tập, chuẩn bị và tập dợt cho nó.
Vì vậy mà có thể nói quá trình tìm kiếm việc làm gần đây của tôi đã giúp cải thiện kỹ năng phỏng vấn của mình rất nhiều. Rất nhiều các lập trình viên front-end than phiền về việc các cuộc phỏng vấn kỹ thuật có thể bao gồm những kỹ năng không liên quan đến quá trình phát triển front-end. Ví dụ, viết một thuật toán giải quyết mê cung và kết hợp hai danh sách các số đã được sắp xếp. Cũng là một kỹ sư front-end bản thân mình, tôi có thể cảm thông với họ.
Front end là một lĩnh vực chuyên biệt nơi các kỹ sư phải quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến việc tương thích với trình duyệt, Document Object Model, hiệu suất JavaScript, bố cục CSS, v.v. Vì thế mà khá ít khi các lập trình viên front-end bị đòi hỏi phải thực hiện một số thuật toán phức tạp trong các cuộc phỏng vấn.
Thật không may, các quy tắc được đặt ra bởi các công ty, không phải bởi các ứng cử viên. Vì thế mà các khái niệm khoa học máy tính nói chung như thuật toán, design pattern, cấu trúc dữ liệu đều phải cần nắm vững. Nếu bạn muốn công việc, bạn phải chơi theo các quy tắc được thiết lập bởi các nhà tuyển dụng – nói cách khác, bạn phải cải thiện kỹ năng trả lời phỏng vấn của mình!
Bài viết này được chia thành hai phần như sau. Hãy thoải mái bỏ qua phần bạn không quan tâm.
Phân tích các cuộc phỏng vấn lập trình và cách chuẩn bị cho chúng.
Lời khuyên hữu ích cho mỗi chủ đề thuật toán (arrays, trees, dynamic programming, vv), cùng với các câu hỏi thực hành của LeetCode để nắm vững các khái niệm cốt lõi.
Chọn một ngôn ngữ lập trình phù hợp
Trước khi làm bất cứ điều gì khác, bạn sẽ cần phải chọn một ngôn ngữ lập trình để có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn. Hầu hết các công ty sẽ cho phép bạn viết code bằng ngôn ngữ tự chọn ngoài một ngoại lệ duy nhất tôi biết là Google. Họ chỉ cho phép các ứng cử viên của họ chọn Java, C ++, Python, Go hoặc JavaScript. Do đó, tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng một ngôn ngữ mà bản thân đã rất quen thuộc, chứ không phải là một lựa chọn mới với bạn nhưng được công ty sử dụng rộng rãi.
Có một số ngôn ngữ phù hợp hơn những ngôn ngữ khác cho các cuộc phỏng vấn lập trình. Cũng như có một số mà bạn sẽ muốn tránh bằng mọi giá. Từ kinh nghiệm của tôi với tư cách là một người đã phỏng vấn nhiều lập trình viên, hầu hết các ứng cử viên đều chọn Python hoặc Java. Ngoài ra thì JavaScript, Ruby và C ++ là những lựa chọn không tồi. Tuy vậy, tôi sẽ tránh các ngôn ngữ cấp thấp hơn như C hoặc Go vì chúng thiếu các tính năng thư viện chuẩn và cấu trúc dữ liệu.
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì Python là sự lựa chọn tốt nhất cho việc viết các thuật toán khi bạn đi phỏng vấn. Đó là vì nó vô cùng gọn gàng và có một thư viện rất lớn về các tính năng và cấu trúc dữ liệu. Mặt khác, Python còn sử dụng các API nhất quán và hoạt động được trên các cấu trúc dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như len()
, for ... in ...
và cắt ký hiệu trên chuỗi (chuỗi, list và bộ dữ liệu). Hay còn có thể lấy phần tử cuối cùng trong một chuỗi là arr[-1]
, và đảo ngược nó với cách thức vô cùng đơn giản là arr[::-1]
.Vì vậy mà bạn có thể đạt được rất nhiều thứ với các cú pháp tối thiểu trong Python.
Java cũng là một lựa chọn tốt. Nhưng bởi vì bạn sẽ phải liên tục khai báo các type trong code của mình nên sẽ làm chậm tốc độ mà bạn viết code. Vấn đề này sẽ càng rõ ràng hơn khi bạn phải viết trên một tấm bảng hoặc ra giấy trong các cuộc phỏng vấn.
Lý do chọn hoặc không chọn C ++ thì cũng tương tự như Java. Nói chung, Python, Java và C ++ là những lựa chọn tốt. Nếu bạn đã sử dụng Java một thời gian, và không có thời gian để làm quen với một ngôn ngữ khác, tôi khuyên bạn nên cứ gắn bó với Java thay vì chọn Python. Điều này giúp bạn tránh tình trạng phải sử dụng một ngôn ngữ mà mình chẳng hề đụng tới chỉ cho các cuộc phỏng vấn.
Một ngoại lệ cho việc cho phép ứng cử viên “chọn bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào mà họ muốn” là khi cuộc phỏng vấn dành cho vị trí cụ thể, chẳng hạn như vai trò trong front-end, iOS hoặc Android. Khi đó bạn sẽ cần phải quen thuộc với các thuật toán trong JavaScript, Objective-C, Swift hoặc Java.
Nếu bạn cần sử dụng cấu trúc dữ liệu mà ngôn ngữ lại không hỗ trợ, chẳng hạn như queue hoặc heap trong JavaScript, hãy hỏi người phỏng vấn nếu bạn có thể giả định rằng bạn có cấu trúc dữ liệu triển khai các phương pháp nhất định với độ phức tạp thời gian cụ thể. Nếu việc thực hiện cấu trúc dữ liệu đó không quan trọng để giải quyết vấn đề, người phỏng vấn thường sẽ cho phép. Trong thực tế, việc nhận thức được các cấu trúc dữ liệu hiện có và lựa chọn các cấu trúc thích hợp để giải quyết vấn đề trong tầm tay là quan trọng hơn việc biết các chi tiết triển khai phức tạp.
Ôn lại những gì mình đã học được
Nếu bạn đã ra khỏi trường đại học một thời gian, bạn nên xem lại các nguyên tắc cơ bản về CS. Hãy chịu khó coi qua các ghi chú khi còn đi học của mình và luyện giải các vấn đề thuật toán từ LeetCode và Cracking the Coding Interview.
Kho lưu trữ các câu hỏi phỏng vấn interviews repository này bởi Kevin Naughton Jr. sẽ giúp cho bạn nhanh chóng nắm vững các khái niệm nền tảng và cơ bản.
Ngoài ra, khóa học basecs của Vaidehi Joshi cũng là một nguồn tài nguyên tuyệt vời và dễ nuốt để nắm lại các cấu trúc và thuật toán dữ liệu khác nhau.
Nếu bạn quan tâm đến cách cấu trúc dữ liệu được triển khai, hãy xem Lago, một thư viện cấu trúc dữ liệu và thuật toán cho JavaScript. Nó vẫn còn khá nhiều WIP nhưng tôi dự định biến nó thành một thư viện có thể được sử dụng như nguồn tham khảo cho việc học các cấu trúc và thuật toán dữ liệu.
Thực hành đến mức nhuần nhuyễn
Tiếp theo, làm quen với các thuật toán và cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình bạn đã chọn.
Hãy thực hành và giải các câu hỏi thuật toán bằng ngôn ngữ bạn đã chọn. Trong khi Cracking the Coding Interview là một tài nguyên tốt, tôi thích giải quyết các vấn đề bằng cách tự viết code, cho phép nó chạy, và sẽ nhận được phản hồi ngay lập tức. Song song đó, bạn có thể nhận được sự trợ giúp từ các trang như LeetCode, HackerRank và CodeForces để thực hành các câu hỏi trực tuyến và làm quen với ngôn ngữ. Theo kinh nghiệm của tôi, các câu hỏi của LeetCode là thường được đặt ra trong các cuộc phỏng vấn nhất.
Hãy chắc chắn khoảng thời gian và mức độ phức tạp để viết các thuật toán trong ngôn ngữ bạn đã chọn. Đối với Python, trang này sẽ có ích. Ngoài ra, tìm hiểu về thuật toán phân loại cơ bản được sử dụng trong hàm sort()
của ngôn ngữ và các vấn đề liên quan về thời gian và không gian (trong Python thì đó là Timsort). Sau khi hoàn thành một câu hỏi trên LeetCode, tôi thường thêm những bình luận để nhắc nhở bản thân mình phải có khả năng phân tích thuật toán sau khi đã hoàn thành nó.
Mặt khác, hãy đọc về phong cách lập trình tối được khuyến nghị cho ngôn ngữ của mình. Nếu bạn chọn Python, hãy tham khảo PEP 8 Style Guide. Nếu bạn chọn Java, hãy đọc Google’s Java Style Guide.
Tìm hiểu và làm quen với những lỗi thường mắc phải trong ngôn ngữ. Nếu bạn có thể phát hiện và chỉ ra chúng trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ ngay lập tức gây ấn tượng mạnh mẽ với người phỏng vấn, bất kể họ có quen thuộc với ngôn ngữ hay không.
Trong phần sau của bài viết, tôi đề cập đến các loại thuật toán và những câu hỏi hữu ích cho từng chủ đề để thực hành. Một lần nữa, hãy làm khoảng 100 đến 200 câu hỏi trên LeetCode và bạn sẽ ổn thôi.
Thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn nữa!
(Hết phần 1)
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!