Bài 3: Biến trong C - Học lập trình C cơ bản

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 4464 | Chuyên mục: C/C++


Biến là một khái niệm đại diện cho một giá trị dữ liệu cần lưu trữ tạm thời để tái sử dụng trong các câu lệnh phía sau trong khoảng thời gian chương trình thực thi. Sau khi kết thúc chương trình, biến này sẽ bị hủy. Giá trị này có thể bị thay đổi khi chương trình thực thi. Khi biến được tạo sẽ xuất hiện một vùng nhớ để lưu trữ giá trị của biến. 
Một biến có một tên có ý nghĩa đại diện cho một vị trí vùng nhớ. Tên biến giúp chúng ta truy cập vào vùng nhớ mà không cần dùng địa chỉ của vùng nhớ đó.
Hệ điều hành đảm nhiệm việc cấp bộ nhớ còn trống cho những biến này mỗi khi người dùng cần sử dụng. Ðể tham chiếu đến một giá trị cụ thể trong bộ nhớ, chúng ta chỉ cần dùng tên của biến.

1. Cú pháp khai báo biến

Kiểu_Dữ_Liệu Tên_Biến;
Kiểu dữ liệu bao gồm:
  1. Kiểu số nguyên gồm int, long (về độ lớn thì int nhỏ hơn long). 
  2. Kiểu số thực gồm float, double (về độ lớn thì float nhỏ hơn double). 
  3. Kiểu ký tự gồm char. 
  4. Kiểu chuỗi gồm mảng ký tự.
Lựa chọn kiểu dữ liệu nào còn tuỳ thuộc vào yêu cầu của chương trình.
Ví dụ chương trình yêu cầu nhập vào 2 số thực => chọn kiểu dữ liệu là float hoặc double. Chương trình cần lưu trữ tuổi của sinh viên => chọn kiểu int hoặc long.
Tên biến đặt theo qui tắc: 
  1. Gợi nhớ
  2. Không chứa khoảng trắng
  3. Không bắt đầu bằng số
  4. Không chứa ký tự đặc biệt
  5. Không trùng với từ khoá (Từ khoá là những từ được sử dụng trong ngôn ngữ C)

2. Các kiểu biến trong C

Có một vài kiểu biến trong C như sau:
  1. Biến local (địa phương).
  2. Biến global (toàn cầu).
  3. Biến static.
  4. Biến automatic.
  5. Biến external.
1. Biến local
Một biến được khai báo bên trong hàm hoặc khối lệnh được gọi là biến địa phương.
Nó phải được khai báo khi bắt đầu khối.
void function1() {
    int x = 10; // bien local
}
2. Biến global
Một biến được khai báo bên ngoài hàm hoặc khối lệnh được gọi là biến toàn cầu. Bất kỳ hàm nào cũng có thể thay đổi giá trị của biến toàn cầu. Nó có sẵn cho tất cả các chức năng.
Trong ví dụ dưới đây, biến a là biến global.
int a = 20; // bien global
 
void function1() {
    int x = 10; // bien local
}
3. Biến static
Một biến được khai báo với từ khóa static được gọi là biến tĩnh.
Nó giữ lại giá trị của nó sau nhiều lần gọi hàm.
#include 
 
int main() {
    function1();
    function1();
    function1();
    return 0;
}
 
int function1() {
    int x = 10; // bien local
    static int y = 10; // bien static
    x = x + 1;
    y = y + 1;
    printf("\n %d, %d", x, y);
}
4. Biến automatic
Tất cả các biến trong C được khai báo trong khối lệnh, là các biến tự động theo mặc định. Bởi chúng ta có thể khai báo một cách rõ ràng biến tự động bằng cách sử dụng từ khóa auto.
void main(){  
    int x = 10; // bien local (cung la bien automatic)
    auto int y = 20; // bien automatic
}
5. Biến external
Chúng ta có thể chia sẻ một biến trong nhiều tập tin mã nguồn C bằng cách sử dụng biến external. Để khai báo biến bên ngoài, bạn cần sử dụng từ khóa extern
File: myfile.h
extern int x = 10; // bien external variable (cung la bien global)
File: test.c
#include "myfile.h"
#include 
 
int main() {
    printValue();
}
 
int printValue() {
    printf("x: %d", x);
}
Kết quả:
x: 10
Như vậy, thông qua bài học này, mình đã giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản về biến trong C. Cảm ơn các bạn đã đọc.
Bài tiếp theo: Các kiểu dữ liệu trong C >>
vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!