Bài 1: Kotlin là gì? Ưu và nhược được của Kotlin - Học Kotlin cơ bản

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 1939 | Chuyên mục: Android


Kotlin được giới thiệu vào năm 2011, từ lúc được giới thiệu cho đến khi phát hành phiên bản 1.0, JetBrains đã luôn chú trọng đến tính tương hợp với Java.
Vào tháng 5/2017, Google đã chính thức sử dụng ngôn ngữ Kotlin làm ngôn ngữ lập trình chính thức sử dụng máy ảo Java.Google tích hợp trực tiếp ngôn ngữ Kotlin kể từ bảnAndroid Studio 3.0. Kolin có rất nhiều ưu điểm như ngắn gọn, an toàn, dễ tương tác, hỗ trợ nhiều ứng dụng, tất cả đều mã nguồn mở, tương thích hoàn toàn với Java, bỏ qua lỗi null,....
Cuối cùng, Kotlin không có trình quản lý gói và build system của riêng nó, do Java đã có sẵn. Vậy Kotlin là gì chúng ta cùng tìm hiểu nhé

1. Kotlin là gì?

Kotlin là một ngôn ngữ ngữ dụng kiểu tĩnh dành cho Java Virtual Machine đã chính thức phát hành phiên bản 1.0. Nó được tạo ra bởi JetBrains, Kotlin cũng giống như nhiều ngôn ngữ lập trình không phải Java khác, tức là cũng sẽ chạy trên JVM và sử dụng các công cụ và thư viện hiện có của Java. Và ngược lại Java cũng có thể sử dụng các item được xây dựng trong Kotlin.
Theo website JetBrains, mục tiêu quan trọng của Kotlin là tính hữu dụng.

2. Kotlin và Android

Lập trình Android là một trong những lĩnh vực quan trọng mà JetBrains hướng đến với Kotlin. Ngôn ngữ mang đến tính tương thích ngược với Java 6 và 7, các phiên bản của Java hầu hết đều tương thích chặt chẽ với Android. JetBrains cũng hy vọng Kotlin sẽ được sử dụng trong các lĩnh vực khác chẳng hạn như các ứng dụng lớn và phức tạp, đề cao hiệu suất.
Các nhà phát triển không có lựa chọn thay thế cho việc phát triển ứng dụng Android bằng ngôn ngữ Java. Mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng trong quá trình hoạt động ngôn ngữ Java sinh ra rất nhiều file rác. Java 8 đã giải quyết một số vấn đề ngôn ngữ và đặc biệt hơn là với Java 10. Để có được nhiều lợi ích từ việc chỉnh sửa trong hai phiên bản này, bạn phải đặt SDK tối thiểu sang Android 24 chỉ để sử dụng Java 8. Kotlin nhắm đến việc lấp đầy khoảng trống đó của một ngôn ngữ hiện đại đang thiếu cho nền tảng Android.
Nguyên lý cốt lõi của Kotlin
  • Nhỏ gọn để giảm số lượng mã boilerplate cần viết.
  • Mã code dễ đọc và dễ hiểu hơn.
  • An toàn, tránh toàn bộ các lớp lỗi như các null pointer exceptions. Linh hoạt cho việc xây dựng ứng dụng phía máy chủ, ứng dụng Android hoặc mã lối vào đang chạy trong trình duyệt.
  • Khả năng tương tác để tận dụng các khuôn khổ và thư viện hiện có của JVM với khả năng tương tác Java 100%.

3. Ưu và nhược điểm của Kotlin

Ưu điểm

Dù không thiếu các ngôn ngữ biên dịch sang Java bytecode, nhưng có một vài yếu tố làm cho Kotlin nổi bật hơn cả:
Có thể thay thế cho Java
  • Một trong những thế mạnh lớn nhất của Kotlin như là một ứng viên để thay thế cho Java là khả năng tương tác rất tốt giữa Java và Kotlin—bạn có thể thậm chí có code Java và Kotlin tồn tại song song trong cùng dự án, và tất cả mọi thứ vẫn sẽ được biên dịch một cách hoàn hảo. Dưới đây, bạn có thể thấy một ví dụ về một dự án bao gồm một Activity Java và một Actitivy Kotlin.
  • Trong thực tế, một khi dự án kết hợp Kotlin và Java được biên dịch, người dùng sẽ không thể biết những phần nào của dự án của bạn được viết bằng Java, và những phần nào được viết bằng Kotlin. Bởi vì các lớp Kotlin và Java có thể tồn tại song song trong cùng một dự án, nên có thể bắt đầu sử dụng Kotlin mà không cần phải làm bất cứ điều gì to tát cả giống như chuyển đổi toàn bộ dự án sang Kotlin hoặc bắt đầu một dự án mới để bạn có thể thử Kotlin.
  • Vì Kotlin là hoàn toàn tương thích với Java, nên cũng có thể sử dụng phần lớn các thư viện Java và các framework trong dự án Kotlin của bạn—thậm chí nâng cao các framework dựa vào chú thích xử lý.
Dễ học
  • Kotlin nhằm mục đích là nâng cao hơn so vớiJava, chứ không phải hoàn toàn viết lại, rất nhiều các kỹ năng đã có trong việc code Java của bạn vẫn được áp dụng đối với dự án Kotlin.
  • Kotlin cũng được thiết kế để có thể dễ học cho các nhà phát triển Java. Những nhà phát triển Java sẽ cảm thấy rằng hầu hết cú pháp của Kotlin đều quen thuộc; ví dụ, các code được sử dụng để tạo ra một lớp mới trong Kotlin là rất giống với Java:
class MainActivity : AppCompatActivity() {
  • Kotlin cũng được thiết kế trực quan và dễ đọc, do đó, ngay cả khi bạn gặp một số code khác biệt, thì bạn vẫn có thể để biết được ý nghĩa về những gì code này làm.
Kết hợp những gì tốt nhất của lập trình hàm và thủ tục
  • Hiện đang có một số lý thuyết lập trình được sử dụng rộng rãi, nhưng khi nói đến các câu hỏi về "phương pháp nào là tốt nhất", thì không dễ để có câu trả lời. Mỗi kiểu lập trình có tập hợp điểm mạnh và điểm yếu của nó, do đó, mặc dù không thiếu các kịch bản mà lập trình hàm có một lợi thế, thì cũng có rất nhiều vấn đề nơi mà một cách tiếp cận lập trình thủ tục sẽ hiệu quả hơn.
  • Vậy tại sao bạn cần phải lựa chọn giữa hàm và thủ tục? Giống như nhiều ngôn ngữ lập trình hiện đại khác, Kotlin nhằm mục đích mang lại cho bạn những gì tốt nhất của cả hai bằng cách kết hợp các khái niệm và các yếu tố của lập trình thủ tục và hàm.
  • Kotlin được phát triển bởi JetBrains, công ty đứng sau IntelliJ—IDE mà Android Studio dựa trên nó. Không có gì bất ngờ, rằng Android Studio hỗ trợ tốt cho Kotlin. Một khi bạn đã cài đặt plugin Kotlin, Android Studio làm cho việc cấu hình Kotlin trong dự án của bạn trở nên đơn giản giống như mở một vài menu.
  • Một khi bạn đã thiết lập plugin Kotlin cho Android Studio, IDE của bạn sẽ không gặp vấn đề gì việc hiểu, biên dịch và chạy code Kotlin. Android Studio cũng cung cấp việc gỡ lỗi, tự động hoàn tác, điều hướng code, unit testing, và tái cấu trúc cho Kotlin.
  • Một khi dự án Android Studio của bạn đã được cấu hình để hỗ trợ cho Kotlin, bạn thậm chí có thể chuyển đổi toàn bộ một tập tin mã nguồn Java thành một tập tin Kotlin, với chỉ một vài cú nhấp chuột.
Code ngắn gọn hơn
  • Nếu bạn so sánh một lớp Java và một lớp Kotlin cho ra cùng một kết quả, thì cái được viết trong Kotlin thường sẽ gọn gàng hơn nhiều và nhỏ gọn hơn so với những gì được viết bằng Java. Và như mọi nhà phát triển đều biết, code ít hơn có nghĩa là ít lỗi hơn!
  • Kotlin đặc biệt tốt trong việc giảm số lượng code mà bạn cần phải viết, làm cho việc viết code trong Kotlin trở thành một trải nghiệm thú vị hơn nhiều, so với việc viết code trong nhiều ngôn ngữ khác như Java.
  • Đặc biệt, các extension của Kotlin Android (mà chúng ta sẽ khám phá trong phần hai) cho phép bạn nhập tham chiếu đến một View vào một tập tin Activity, từ đó, bạn có thể làm việc với giao diện như thể nó là một phần của Activity đó. Điều này có nghĩa là bạn không còn phải xác định mỗi View bằng cách sử dụng findViewById, mà có thể chuyển đổi code chẳng hạn như:
TextView text = (TextView) findViewById(R.id.myTextView); text.setText("Hello World");
Thành gọn gàng hơn nhiều:
myTextView.setText("Hello World")

Nhược điểm

Không có ngôn ngữ lập trình nào là hoàn hảo cả, do đó, mặc dù Kotlin có rất nhiều thứ để cung cấp cho các nhà phát triển Android, nó vẫn có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý:
Thêm thời gian chạy Runtime
Thư viện tiêu chuẩn của Kotlin và runtime sẽ làm tăng kích thước tập tin .apk của bạn. Mặc dù nó chỉ tương đương với khoảng 800KB, nhưng nếu ứng dụng của bạn đã lớn sẵn rồi thì 800KB phụ có thể làm nó phình to và khiến người dùng nghĩ lại trước khi tải về ứng dụng của bạn.
Không hẳn là code dễ đọc đối với beginer
  • Mặc dù cú pháp ngắn gọn của Kotlin là một trong những thế mạnh lớn nhất của ngôn ngữ, nhưng bạn có thể thấy một số khó khăn ban đầu, đơn giản bởi vì có rất nhiều thứ đang được thực hiện trong một số lượng nhỏ code đó. Java có thể dài dòng hơn, nhưng ngược lại tất cả mọi thứ đều rõ ràng, có nghĩa là những người không quen code Java có xu hướng dễ dàng hơn để hiểu so Kotlin.
  • Ngoài ra, nếu sử dụng không hợp lý, quá tải toán tử của Kotlin có thể dẫn đến số code đó có thể khó khăn để đọc.
Thiếu hỗ trợ chính thức
  • Kotlin có thể được trợ tốt trong Android Studio, nhưng cần ghi nhớ rằng Kotlin không được xác nhận chính thức là của Google.
  • Ngoài ra, tính năng tự động hoàn tác và biên dịch trong Android Studio có xu hướng chạy hơi chậm khi bạn làm việc với Kotlin so với một dự án thuần Java.
Cộng đồng nhỏ hơn và ít có sẵn trợ giúp
  • Vì Kotlin là một ngôn ngữ tương đối mới, nên cộng đồng Kotlin vẫn còn khá nhỏ, đặc biệt là so với cộng đồng của ngôn ngữ khác như Java.
Bài tiếp theo: Cài đặt Kotlin trên Android Studio >>
vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!