So sánh hệ điều hành Ubuntu và Windows | Có nên chuyển sang dùng Ubuntu?

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 5398 | Chuyên mục: Linux/Server

Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí nhân Linux được sử dụng phổ biến với những ưu điểm mạnh mẽ, là một lựa chọn thay thế hợp lý cho Windows. Trong bài viết này VNCoder sẽ giúp bạn so sánh ưu nhược điểm giữ Ubuntu và Window 10, có nên sử dụng hệ điều hành Ubuntu thay cho Window hay không?


Hệ điều hành Ubuntu là gì?

Ubuntu là tên một hệ điều hành máy tính. Trong tiếng Zulu, Ubuntu có nghĩa là tình người. Hệ điều hành Ubuntu phát triển dựa trên Debian GNU/Linux và được sản xuất bởi Canonical Ltd.

Ubuntu là gì?

Hệ điều hành Ubuntu  ra đời năm 2004. Đến năm 2007, hệ điều hành Ubuntu phiên bản Linux được đánh giá là bản phân phối thông dụng nhất cho máy tính để bàn.

Các bản phân phối chính thức của Ubuntu bao gồm:

  • Kubuntu là bản phân phối Ubuntu để sử dụng môi trường làm việc KDE.
  • Lubuntu là phiên bản gọn nhẹ nhất sử dụng LXDE, được khuyên dùng cho các máy tính cũ, cấu hình thấp.
  • Xubuntu là bản phân phối với giao diện mặc định Xfce.
  • Myth ubuntu là bản phân phối dành cho hệ thống kênh truyền hình MythTV, thích hợp cho giải trí tại gia đình.
  • Ubuntu Studio là nền tảng chuyên phục vụ chỉnh sửa video và âm thanh chuyên nghiệp, chất lượng cao. Nền tảng này bao gồm nhiều phần mềm chỉnh sửa đa phương tiện.

So sánh hệ điều hành Ubuntu và Windows

Hiện nay trên thị trường, người dùng máy tính phổ biến sử dụng hệ điều hành Windows. Tuy được sử dụng nhiều nhưng không hẳn hệ điều hành Windows là ưu việt 100%. Hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong giới sản xuất hệ điều hành máy tính. Cùng so sánh một số đặc điểm chính của hai hệ điều hành Ubuntu và Windows như sau.

Về giao diện

Hệ điều hành Windows được đánh giá có giao diện đẹp mắt. Tuy nhiên, hiệu ứng gương và thanh Taskbar đẹp mê hồn trong Windows 7 đã không còn long lanh trong Windows 10. Giao diện Aero cũng biến mất trong phiên bản cập nhật Redstone 2 của Microsoft. Do đó, những ai mê làm đẹp cho máy tính chắc hẳn không khỏi thất vọng.

Giao diện trong Windows 10 được đánh giá rất cao ở khả năng tùy biến bởi dễ dàng và linh hoạt. Nếu là người dùng không chuyên có thể gặp chút khó khăn với Registry.

Trong khi đó, Ubuntu vẫn giữ nguyên giao diện truyền thống là thanh launcher nằm bên trái màn hình và thanh taskbar ở phía trên màn hình. Dù vậy, người dùng vẫn có thể điều chỉnh cho thanh launcher xuống phía dưới hay sang bên phải màn hình tùy thích.

Hiện nay, Ubuntu cũng đã cập nhật giao diện Aero từng rất được yêu thích ở Windows Vista và Windows 7.

Giao diện Windows

Trên thanh taskbar hiển thị đầy đủ icon mạng, pin, bộ gõ tiếng Việt… Trên thanh Launcher chỉ chứa icon các ứng dụng đang chạy hoặc ứng dụng được ghim lên nó và thùng rác Trash.

So với Windows thì nhà sản xuất Ubuntu là Canonical Ltd biết chiều lòng người dùng hơn. Mỗi lần cải tiến họ đều giữ lại những đặc điểm truyền thống nhất, quen thuộc với người dùng nhất. Người dùng hệ điều hành Ubuntu có nhiều sự lựa chọn thay đổi giao diện hơn.

Ubuntu không yêu cầu cấu hình cao nhưng giao diện luôn đẹp xuất sắc.

Khả năng hỗ trợ phần mềm và an toàn hệ thống

Windows là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới do đó, hầu hết các phần mềm trên thế giới đều được làm ra để hỗ trợ hệ điều hành này. Cũng bởi được mọi phần mềm hỗ trợ nên Windows gần như phải đảm nhận tất cả mọi nhiệm vụ. Chính ưu điểm phổ biến rộng rãi của Windows lại trở thành mối nguy hại. Windows – hệ điều hành phổ biến nhất thế giới cũng chính là hệ điều hành không an toàn nhất thế giới.

Tất cả các phần mềm đều có thể chạy trên nền tảng Windows. Do đó, không loại trừ khả năng Windows hỗ trợ cả những phần mềm độc hại như Trojan, Virus, Keylogger, Adware… Dù Windows đã cải thiện điểm yếu này bằng cách trang bị sẵn công cụ Windows Defender. Tuy nhiên, theo người dùng đánh giá công cụ này khá yếu, buộc người dùng phải cài đặt thêm trình Antivirus của một bên thứ ba.

Trình Antivirus buộc máy tính phải chia sẻ tài nguyên hệ thống, từ đó làm ảnh hưởng lớn tới hiệu năng làm việc của máy. Đó là chưa kể dù đã cài đặt Antivirus nhưng không có gì đảm bảo máy tính của bạn sẽ được an toàn, bởi các phần mềm độc hại hạng nặng như Malware và Adware vẫn có thể xâm nhập vào hệ thống mà chỉ có các phần mềm chuyên dụng mới có thể ngăn chặn được. Thậm chí hiện nay còn xuất hiện một số phần mềm làm giả trình Antivirus nhằm cài thêm virus vào máy tính người dùng.

Trái lại, hệ điều hành Ubuntu không thực sự phổ biến như Windows nên tin tặc không biết cách lập trình virus chạy trên hệ điều hành này. Người dùng có thể sử dụng hoàn toàn thoải mái mà không cần lo lắng về các phần mềm độc hại hay virus. Không virus, không phần mềm diệt virus, người dùng có thể an tâm về vấn đề bảo mật thông tin khi sử dụng Ubuntu.

Dù vậy, người dùng vẫn cần cân nhắc kỹ hơn về hạn chế của hệ điều hành Ubuntu là không hỗ trợ nhiều phần mềm như hệ điều hành Windows.

Nhiều ứng dụng chỉ hỗ trợ trên Windows mà không hỗ trợ trên nền tảng Ubuntu. Nếu muốn sử dụng ứng đó, người dùng phải cài đặt ứng dụng thay thế tuy nhiên nó cũng không thể mạnh mẽ và hiệu quả như ứng dụng gốc.

Ví dụ, các ứng dụng Cốc Cốc, Youtube Video Downloader, game Truy Kích chỉ hỗ trợ trên Windows mà không hỗ trợ trên Ubuntu. Người dùng có cài ứng dụng hỗ trợ WINE cũng không hiệu quả. Đây là lý do tại sao hệ điều hành Ubuntu dù an toàn nhưng không phổ biến người dùng.

Quá trình cài đặt

Với hệ điều hành Ubuntu, sau quá trình cài đặt là người dùng có thể lập tức sử dụng mà không cần cài thêm bất cứ ứng dụng nào khác. Ngay cả bộ công cụ Office thì trên Ubuntu cũng hỗ trợ luôn bộ phần mềm văn phòng LibreOffice nhanh và mạnh chẳng kém Microsoft Office. Nền tảng Ubuntu còn cho phép người dùng bật âm lượng tới 100% trong khi muốn làm được điều này ở Windows thì người dùng phải cài thêm ứng dụng bên ngoài.

Cài đặt Ubuntu

Không hề đơn giản như Ubuntu, sau khi cài đặt  Windows, người dùng còn phải làm thêm hàng tá thao tác, cài đặt đủ các loại chức năng tiện ích đi kèm như diệt virus, driver phần cứng… Công đoạn này khá mất thời gian. Đó là chưa kể Windows còn chứa nhiều ứng dụng thừa mà người dùng không biết sử dụng vào việc gì trong khi để lại thì rất tốn tài nguyên máy mà gỡ đi thì phải có phần mềm chuyên dụng phiền phức.

Tiêu hao tài nguyên phần cứng

So với Windows thì Ubuntu ít tiêu hao tài nguyên phần cứng của máy tính hơn, giúp tăng hiệu suất hệ thống của máy. Cùng một khối lượng công việc nhưng máy tính sử dụng Ubuntu hoạt động bền bỉ hơn máy tính dùng Windows. Không có hiện tượng máy bị đơ, giật.

Đặc biệt, Ubuntu không yêu cầu máy tính cấu hình cao. Do đó, những laptop hay PC có cấu hình thấp thì tốt nhất nên sử dụng Ubuntu.

Bản quyền và chi phí

Vấn đề bản quyền và chi phí cũng khiến người dùng đau đầu trong việc lựa chọn hệ điều hành. Windows chính xác là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới nhưng nó không hề miễn phí và giá của nó cũng không hề rẻ.

Để cài đặt Windows 10 Home, người dùng phải chi số tiền 119 USD, còn Win 10 Pro có giá 199 USD. Người Việt xưa nay đều không có thói quen trả tiền hệ điều hành bản quyền nên toàn dùng các phiên bản crack nhan nhản trên internet.

Việc sử dụng bản Win crack dẫn tới nguy cơ đối mặt với việc bị nhiễm virus, các phần mềm độc hại, đánh cắp thông tin người dùng…

Trong khi đó, hệ điều hành Ubuntu vừa an toàn lại cho phép người dùng cài đặt và sử dụng miễn phí. Chỉ cần một chiếc đĩa trắng hay chiếc usb để sao chép bộ cài của Ubuntu là người dùng có thể cài đặt vào mặt vô cùng dễ dàng và không mất chi phí nào. Dùng Ubuntu là nói không với bản quyền và crack. Thậm chí, nhà sản xuất còn mở mã nguồn để cho phép người dùng chỉnh sửa hệ điều hành theo ý muốn.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!



Khóa học liên quan

Khóa học: Linux/Server