- Bài 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình PHP
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt XAMPP
- Bài 3: Cách tạo và chạy một tập tin PHP
- Bài 4: Quy tắc viết mã lệnh cơ bản trong tập tin PHP
- Bài 5: Cách hiển thị nội dung lên màn hình trong PHP
- Bài 6: Cách khai báo biến và hằng số trong PHP
- Bài 7: Cách sử dụng chuỗi trong PHP
- Bài 8: Toán tử và biểu thức trong PHP
- Bài 9: Lệnh điều kiện if ... else trong PHP
- Bài 10: Lệnh switch case trong PHP
- Bài 11: Vòng lặp for và foreach trong PHP
- Bài 12: Vòng lặp while & do while trong PHP
- Bài 13: Cách khai báo và sử dụng hàm (function) trong PHP
- Bài 14: Mảng trong PHP
- Bài 15: Các hàm xử lý mảng
- Bài 16: Các hàm xử lý ngày tháng & thời gian trong PHP
- Bài 17: Các hàm toán học trong PHP
- Bài 18: Các hàm kiểm tra dữ liệu trong PHP
- Bài 19: Upload file lên server với PHP
- Bài 20: Session và Cookie trong PHP
- Bài 21: Mối liên hệ giữa PHP và MySQL
- Bài 22: Kết nối PHP với MySQL
- Bài 23: Insert dữ liệu MySql bằng PHP
- Bài 24: Lấy ID vừa insert bằng PHP
- Bài 25: Insert nhiều record vào MySQL bằng PHP
- Bài 26: Select dữ liệu MySQL bằng PHP
- Bài 27: Delete dữ liệu MySQL bằng PHP
- Bài 28: Update dữ liệu MySQL bằng PHP
Bài 13: Cách khai báo và sử dụng hàm (function) trong PHP - Học lập trình PHP cơ bản
Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 2320 | Chuyên mục: PHP
1) Hàm là gì?
- Hàm là một tập hợp gồm nhiều câu lệnh, các câu lệnh này được sắp xếp theo một thứ tự xác định để xây dựng thành một chức năng cụ thể và mỗi hàm sẽ có một cái tên.
Ví dụ
- Đoạn mã bên dưới, chúng ta có một hàm tên là GioiThieuBanThan.
- Hàm này gồm ba câu lệnh với chức năng hiển thị một câu giới thiệu về bản thân.
<?php
function GioiThieuBanThan(){
$name = "Nguyễn Thành Nhân";
$year = 1993;
echo "<p>Tôi tên là $name sinh năm $year</p>";
}
?>
- Một hàm (hay nói cách khác là các câu lệnh bên trong hàm) sẽ không tự động được thực thi.
- Hàm chỉ thực thi khi nó được gọi đến tên
Ví dụ
- Câu lệnh nằm ở dòng thứ bảy chính là câu lệnh gọi hàm GioiThieuBanThan để cho nó thực thi
<?php
function GioiThieuBanThan(){
$name = "Nguyễn Thành Nhân";
$year = 1993;
echo "<p>Tôi tên là $name sinh năm $year</p>";
}
GioiThieuBanThan();
?>
- Lưu ý: Một hàm có thể được gọi nhiều lần (hay nói cách khác là không giới hạn số lần gọi hàm)
Ví dụ
- Hàm GioiThieuBanThan bên dưới được gọi đến ba lần.
<?php
function GioiThieuBanThan(){
$name = "Nguyễn Thành Nhân";
$year = 1993;
echo "<p>Tôi tên là $name sinh năm $year</p>";
}
GioiThieuBanThan();
GioiThieuBanThan();
GioiThieuBanThan();
?>
2) Phân loại hàm
- Trong PHP, hàm được chia làm hai loại: hàm không có tham số & hàm có tham số
- Hàm không có tham số là loại hàm mà kết quả thực thi của nó luôn luôn không thay đổi.
- Hàm có tham số là loại hàm mà khi gọi hàm ta phải truyền giá trị vào cho nó. Tùy vào giá trị được truyền mà hàm sẽ thực thi và cho ra kết quả khác nhau.
- Lưu ý: Tham số có ý nghĩa tương tự như biến. Tuy nhiên, nó chỉ có thể sử dụng bên trong hàm mà nó được khai báo.
3) Cách khai báo và gọi hàm không có tham số
- Để khai báo (khởi tạo) một hàm thuộc thoại không có tham số, ta sử dụng cú pháp như sau:
function tên hàm(){
//Danh sách các câu lệnh của hàm
}
- Để gọi một hàm thuộc loại không có tham số, ta sử dụng cú pháp:
tên hàm()
4) Cách khai báo và gọi hàm có tham số
- Để khai báo một hàm thuộc thoại có tham số, ta sử dụng cú pháp như sau:
function tên hàm(tham số thứ nhất, tham số thứ hai, tham số thứ ba, ....) {
//Danh sách các câu lệnh của hàm
}
- Đối với hàm có tham số, khi gọi hàm ta phải truyền giá trị cho các tham số (hành động này cũng tương tự như việc gán giá trị cho biến) với cú pháp như sau:
Ví dụ:
<?php
function GioiThieuBanThan($name, $year){
echo "<p>Tôi tên là $name sinh năm $year</p>";
}
GioiThieuBanThan("Trình Giảo Kim", 1993);
GioiThieuBanThan("La Thành", 1989);
GioiThieuBanThan("Tần Thúc Bảo", 1985);
?>
5) Lệnh return
- Lệnh return dùng để trả về cho hàm một giá trị.
(Sau khi thực thi xong, hàm sẽ có một giá trị, lúc đó nó có thể được sử dụng giống như một biến)
Ví dụ 1:
<?php
function number(){
return (10*10 - 50);
}
$result_01 = number();
$result_02 = 7 + number() - 30;
$result_03 = "Hello: " . number();
?>
- Lưu ý: Trong một hàm, sau khi thực thi xong lệnh return thì hàm sẽ kết thúc (tức là những câu lệnh nằm phía sau lệnh return sẽ không được thực thi). Cho nên trong một hàm, lệnh return cần phải được đặt ở vị trí cuối cùng.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!
- Bài 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình PHP
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt XAMPP
- Bài 3: Cách tạo và chạy một tập tin PHP
- Bài 4: Quy tắc viết mã lệnh cơ bản trong tập tin PHP
- Bài 5: Cách hiển thị nội dung lên màn hình trong PHP
- Bài 6: Cách khai báo biến và hằng số trong PHP
- Bài 7: Cách sử dụng chuỗi trong PHP
- Bài 8: Toán tử và biểu thức trong PHP
- Bài 9: Lệnh điều kiện if ... else trong PHP
- Bài 10: Lệnh switch case trong PHP
- Bài 11: Vòng lặp for và foreach trong PHP
- Bài 12: Vòng lặp while & do while trong PHP
- Bài 13: Cách khai báo và sử dụng hàm (function) trong PHP
- Bài 14: Mảng trong PHP
- Bài 15: Các hàm xử lý mảng
- Bài 16: Các hàm xử lý ngày tháng & thời gian trong PHP
- Bài 17: Các hàm toán học trong PHP
- Bài 18: Các hàm kiểm tra dữ liệu trong PHP
- Bài 19: Upload file lên server với PHP
- Bài 20: Session và Cookie trong PHP
- Bài 21: Mối liên hệ giữa PHP và MySQL
- Bài 22: Kết nối PHP với MySQL
- Bài 23: Insert dữ liệu MySql bằng PHP
- Bài 24: Lấy ID vừa insert bằng PHP
- Bài 25: Insert nhiều record vào MySQL bằng PHP
- Bài 26: Select dữ liệu MySQL bằng PHP
- Bài 27: Delete dữ liệu MySQL bằng PHP
- Bài 28: Update dữ liệu MySQL bằng PHP