- Bài 1: SQlite là gì? Ưu và nhược điểm của SQLite
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt SQLite
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong SQLite
- Bài 4: Các kiểu dữ liệu trong SQLite
- Bài 5: Create, Attach, Detech Database trong SQLite
- Bài 6: Tạo và xóa bảng trong SQLite
- Bài 7: Insert, Update, Delete dữ liệu - Mệnh đề Where trong SQLite
- Bài 8: Các toán tử trong SQLite
- Bài 9: Select - Truy vấn dữ liệu trong SQLite
- Bài 10: Order By và Group By trong SQLite
- Bài 11: Mệnh đề LIKE, GLOB, LIMIT và DISTINCT trong SQLite
- Bài 12: Sử dụng JOIN trong SQLite
- Bài 13: Ràng buộc trong SQLite
- Bài 14: Một số hàm thông dụng trong SQLite
Bài 7: Insert, Update, Delete dữ liệu - Mệnh đề Where trong SQLite - Học SQLite cơ bản
Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 3444 | Chuyên mục: SQL
1. Câu lệnh Insert
Cú pháp:
INSERT INTO TABLE_NAME [(column1, column2, column3,...columnN)]
VALUES (value1, value2, value3,...valueN);
Trong đó:
- column1, column2, column3,...columnN: tên của các cột trong bảng mà bạn muốn chèn dữ liệu.
- value1, value2, value3,...valueN: Giá trị sẽ chèn cho các cột tương ứng từ column1, column2, column3,...columnN.
Bạn có thể không cần chỉ định tên các cột trong truy vấn SQLite nếu bạn đang thêm giá trị cho tất cả các cột của bảng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo thứ tự của các giá trị theo cùng thứ tự với các cột trong bảng. Cú pháp INSERT INTO trong SQLite sẽ như sau:
INSERT INTO TABLE_NAME VALUES (value1,value2,value3,...valueN);
Ví dụ: Giả sữ bạn đã tạo bảng COMPANY trong testDB.db của bạn như sau:
sqlite> CREATE TABLE COMPANY(
ID INT PRIMARY KEY NOT NULL,
NAME TEXT NOT NULL,
AGE INT NOT NULL,
ADDRESS CHAR(50),
SALARY REAL
);
Thêm dữ liệu:
INSERT INTO COMPANY (ID,NAME,AGE,ADDRESS,SALARY)
VALUES (1, 'Paul', 32, 'California', 20000.00 );
INSERT INTO COMPANY (ID,NAME,AGE,ADDRESS,SALARY)
VALUES (2, 'Allen', 25, 'Texas', 15000.00 );
INSERT INTO COMPANY (ID,NAME,AGE,ADDRESS,SALARY)
VALUES (3, 'Teddy', 23, 'Norway', 20000.00 );
INSERT INTO COMPANY (ID,NAME,AGE,ADDRESS,SALARY)
VALUES (4, 'Mark', 25, 'Rich-Mond ', 65000.00 );
INSERT INTO COMPANY (ID,NAME,AGE,ADDRESS,SALARY)
VALUES (5, 'David', 27, 'Texas', 85000.00 );
INSERT INTO COMPANY (ID,NAME,AGE,ADDRESS,SALARY)
VALUES (6, 'Kim', 22, 'South-Hall', 45000.00 );
Bạn có thể tạo thêm một bản ghi nữa cho bảng COMPANY bằng cú pháp thứ hai như sau:
INSERT INTO COMPANY VALUES (7, 'James', 24, 'Houston', 10000.00 );
Tất cả các câu lệnh insert trên sẽ tạo ra các bản ghi sau trong bảng COMPANY. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách hiển thị tất cả các bản ghi từ một bảng.
Kết quả thu được:
ID NAME AGE ADDRESS SALARY
---------- ---------- ---------- ---------- ----------
1 Paul 32 California 20000.0
2 Allen 25 Texas 15000.0
3 Teddy 23 Norway 20000.0
4 Mark 25 Rich-Mond 65000.0
5 David 27 Texas 85000.0
6 Kim 22 South-Hall 45000.0
7 James 24 Houston 10000.0
Insert kết hợp lệnh Select
Bạn có thể điền dữ liệu vào một bảng thông qua câu lệnh select trên một bảng khác với điều kiện một bảng khác có một tập các trường bắt buộc để điền vào bảng đầu tiên. Cú pháp như sau:
INSERT INTO first_table_name [(column1, column2, ... columnN)]
SELECT column1, column2, ...columnN
FROM second_table_name
[WHERE condition];
Trong những bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về câu lệnh Select.
2. Mệnh đề Where
Mệnh đề WHERE trong SQLite được sử dụng để xác định một điều kiện trong khi lấy dữ liệu từ một bảng hoặc nhiều bảng.
Nếu điều kiện đã cho được thỏa mãn, có nghĩa là đúng, thì nó trả về giá trị cụ thể từ bảng. Bạn sẽ phải sử dụng mệnh đề WHERE để lọc các bản ghi và chỉ lấy các bản ghi cần thiết.
Mệnh đề WHERE được sử dụng sau các câu lệnh như SELECT hoặc UPDATE, DELETE,... chúng ta sẽ tìm hiểu cách dùng trong những phần dưới đây.
3. Câu lệnh Update
Câu lệnh UPDATE trong SQLite được sử dụng để sửa đổi các bản ghi đã tồn tại trong một bảng. Bạn có thể sử dụng mệnh đề WHERE với truy vấn UPDATE để cập nhật các hàng đã chọn, nếu không thì tất cả các hàng sẽ được cập nhật.
Cú pháp:
UPDATE table_name
SET column1 = value1, column2 = value2...., columnN = valueN
WHERE [condition];
Ví dụ: Giả sử chúng ta có bảng COMPANY có các dòng dữ liệu như sau:
ID NAME AGE ADDRESS SALARY
---------- ---------- ---------- ---------- ----------
1 Paul 32 California 20000.0
2 Allen 25 Texas 15000.0
3 Teddy 23 Norway 20000.0
4 Mark 25 Rich-Mond 65000.0
5 David 27 Texas 85000.0
6 Kim 22 South-Hall 45000.0
7 James 24 Houston 10000.0
Ví dụ sau đây sẽ cập nhật ADDRESS cho một khách hàng có ID là 1.
sqlite> UPDATE COMPANY SET ADDRESS = 'Texas' WHERE ID = 1;
ID NAME AGE ADDRESS SALARY
---------- ---------- ---------- ---------- ----------
1 Paul 32 Texas 20000.0
2 Allen 25 Texas 15000.0
3 Teddy 23 Norway 20000.0
4 Mark 25 Rich-Mond 65000.0
5 David 27 Texas 85000.0
6 Kim 22 South-Hall 45000.0
7 James 24 Houston 10000.0
4. Câu lệnh Delete
Truy vấn DELETE trong SQLite được sử dụng để xóa các bản ghi hiện có ra khỏi một bảng. Bạn có thể sử dụng mệnh đề WHERE với truy vấn DELETE để xóa các hàng đã chọn, nếu không thì tất cả các bản ghi sẽ bị xóa.
Cú pháp:
DELETE FROM table_name
WHERE [condition];
Ví dụ: Giả sử chúng ta cũng có bảng dữ liệu như phần 3, nhưng chúng ta muốn xóa người có ID là 1, ta dùng câu lệnh như sau:
sqlite> DELETE FROM COMPANY WHERE ID = 1;
ID NAME AGE ADDRESS SALARY
---------- ---------- ---------- ---------- ----------
2 Allen 25 Texas 15000.0
3 Teddy 23 Norway 20000.0
4 Mark 25 Rich-Mond 65000.0
5 David 27 Texas 85000.0
6 Kim 22 South-Hall 45000.0
7 James 24 Houston 10000.0
Như vậy, thông qua bài học này, mình đã giới thiệu đến các bạn những thao tác cơ bản với dữ liệu trong bảng của SQLite. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về toán tử và biểu thức trong SQLite. Cảm ơn các bạn đã đọc.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!
- Bài 1: SQlite là gì? Ưu và nhược điểm của SQLite
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt SQLite
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong SQLite
- Bài 4: Các kiểu dữ liệu trong SQLite
- Bài 5: Create, Attach, Detech Database trong SQLite
- Bài 6: Tạo và xóa bảng trong SQLite
- Bài 7: Insert, Update, Delete dữ liệu - Mệnh đề Where trong SQLite
- Bài 8: Các toán tử trong SQLite
- Bài 9: Select - Truy vấn dữ liệu trong SQLite
- Bài 10: Order By và Group By trong SQLite
- Bài 11: Mệnh đề LIKE, GLOB, LIMIT và DISTINCT trong SQLite
- Bài 12: Sử dụng JOIN trong SQLite
- Bài 13: Ràng buộc trong SQLite
- Bài 14: Một số hàm thông dụng trong SQLite