- Bài 1: SQlite là gì? Ưu và nhược điểm của SQLite
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt SQLite
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong SQLite
- Bài 4: Các kiểu dữ liệu trong SQLite
- Bài 5: Create, Attach, Detech Database trong SQLite
- Bài 6: Tạo và xóa bảng trong SQLite
- Bài 7: Insert, Update, Delete dữ liệu - Mệnh đề Where trong SQLite
- Bài 8: Các toán tử trong SQLite
- Bài 9: Select - Truy vấn dữ liệu trong SQLite
- Bài 10: Order By và Group By trong SQLite
- Bài 11: Mệnh đề LIKE, GLOB, LIMIT và DISTINCT trong SQLite
- Bài 12: Sử dụng JOIN trong SQLite
- Bài 13: Ràng buộc trong SQLite
- Bài 14: Một số hàm thông dụng trong SQLite
Bài 12: Sử dụng JOIN trong SQLite - Học SQLite cơ bản
Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 1429 | Chuyên mục: SQL
Mệnh đề Joins trong SQLite được sử dụng để kết hợp các bản ghi từ hai hoặc nhiều bảng trong một Database. Một JOIN là một phương tiện để kết hợp các trường từ hai bảng bằng việc sử dụng các giá trị chung của mỗi bảng.
SQLite định nghĩa ba loại Join chính, đó là:
- CROSS JOIN
- INNER JOIN
- OUTER JOIN
Trước khi bắt đầu, bạn theo dõi hai bảng COMPANY và DEPARTMENT. Chúng ta đã thấy cách lệnh INSERT nhập dữ liệu vào trong bảng COMPANY. Do đó, giả sử dưới đây là danh sách các bản ghi có trong bảng COMPANY.
ID NAME AGE ADDRESS SALARY
---------- ---------- ---------- ---------- ----------
1 Paul 32 California 20000.0
2 Allen 25 Texas 15000.0
3 Teddy 23 Norway 20000.0
4 Mark 25 Rich-Mond 65000.0
5 David 27 Texas 85000.0
6 Kim 22 South-Hall 45000.0
7 James 24 Houston 10000.0
Bảng DEPARTMENT có các định nghĩa sau:
CREATE TABLE DEPARTMENT(
ID INT PRIMARY KEY NOT NULL,
DEPT CHAR(50) NOT NULL,
EMP_ID INT NOT NULL
);
Lệnh INSERT để chèn dữ liệu vào bảng này:
INSERT INTO DEPARTMENT (ID, DEPT, EMP_ID)
VALUES (1, 'IT Billing', 1 );
INSERT INTO DEPARTMENT (ID, DEPT, EMP_ID)
VALUES (2, 'Engineering', 2 );
INSERT INTO DEPARTMENT (ID, DEPT, EMP_ID)
VALUES (3, 'Finance', 7 );
Và chúng ta có các bản ghi sau trong bảng DEPARTMENT:
ID DEPT EMP_ID
---------- ---------- ----------
1 IT Billing 1
2 Engineerin 2
3 Finance 7
1. CROSS JOIN trong SQLite
Một CROSS JOIN kết nối mỗi hàng của bảng đầu tiên với mỗi hàng của bảng thứ hai. Nếu các bảng đầu vào có x và y cột, thì tương ứng với đó, bảng kết quả sẽ có x+y cột. Bởi vì các CROSS JOIN này có khả năng để tạo ra các bảng lớn, do đó bạn nên cẩn thận để chỉ sử dụng chúng khi thấy cần thiết.
Cú pháp cơ bản của CROSS JOIN trong SQLite là:
SELECT ... FROM table1 CROSS JOIN table2 ...
Dựa vào hai bảng trên, chúng ta có thể viết một Cross Join như sau:
sqlite> SELECT EMP_ID, NAME, DEPT FROM COMPANY CROSS JOIN DEPARTMENT;
Truy vấn trên sẽ cho kết quả:
EMP_ID NAME DEPT
---------- ---------- ----------
1 Paul IT Billing
2 Paul Engineerin
7 Paul Finance
1 Allen IT Billing
2 Allen Engineerin
7 Allen Finance
1 Teddy IT Billing
2 Teddy Engineerin
7 Teddy Finance
1 Mark IT Billing
2 Mark Engineerin
7 Mark Finance
1 David IT Billing
2 David Engineerin
7 David Finance
1 Kim IT Billing
2 Kim Engineerin
7 Kim Finance
1 James IT Billing
2 James Engineerin
7 James Finance
2. INNER JOIN trong SQLite
Một INNER JOIN tạo một bảng kết quả mới bằng việc kết hợp các giá trị cột của hai bảng (table1 và table2) dựa trên join-predicate. Truy vấn này so sánh mỗi hàng trong table1 với mỗi hàng trong table2 để tìm ra các cặp hàng mà thỏa mãn join-predicate. Khi join-predicate được thỏa mãn, các giá trị cột của mỗi cặp hàng được kết nối A và B được kết hợp vào trong một hàng kết quả.
Một INNER JOIN là loại Join được sử dụng phổ biến nhất và là loại Join mặc định. Bạn có thể sử dụng từ khóa INNER tùy ý.
Cú pháp cơ bản của INNER JOIN trong SQLite là:
SELECT ... FROM table1 [INNER] JOIN table2 ON conditional_expression ...
Để tránh sự rườm rà và giúp cho truy vấn của bạn ngắn hơn, các điều kiện INNER JOIN có thể được khai báo với biểu thức USING. Biểu thức này xác định một danh sách của một hoặc nhiều cột.
SELECT ... FROM table1 JOIN table2 USING ( column1 ,... ) ...
Một NATURAL JOIN là tương đương với một JOIN…USING, chỉ khi nó tự động kiểm tra cho sự cân bằng giữa các giá trị của mỗi cột tồn tại trong cả hai bảng.
SELECT ... FROM table1 NATURAL JOIN table2...
Dựa vào hai bảng trên, chúng ta có thể viết một INNER JOIN như sau:
sqlite> SELECT EMP_ID, NAME, DEPT FROM COMPANY INNER JOIN DEPARTMENT
ON COMPANY.ID = DEPARTMENT.EMP_ID;
Truy vấn trên sẽ cho kết quả:
EMP_ID NAME DEPT
---------- ---------- ----------
1 Paul IT Billing
2 Allen Engineerin
7 James Finance
3. OUTER JOIN trong SQLite
OUTER JOIN là một sự mở rộng của INNER JOIN. Mặc dù SQL chuẩn định nghĩa 3 loại OUTER JOIN là: LEFT, RIGHT, và FULL nhưng SQLite chỉ hỗ trợ LEFT OUTER JOIN.
Các OUTER JOIN có một điều kiện giống như các INNER JOIN, được biểu diễn bởi sử dụng từ khóa ON, USING hoặc NATURAL. Bảng kết quả ban đầu được tính toán theo cùng cách thức. Khi JOIN đầu tiên được tính toán, một Outer Join sẽ nhận bất kỳ các hàng chưa được kết hợp nào từ một hoặc các bảng, đệm chúng với các NULL và phụ chúng thêm vào bảng kết quả.
Cú pháp cơ bản của LEFT OUTER JOIN trong SQLite là:
SELECT ... FROM table1 LEFT OUTER JOIN table2 ON conditional_expression ...
Để tránh sự rườm rà và giúp cho truy vấn của bạn ngắn hơn, các điều kiện INNER JOIN có thể được khai báo với biểu thức USING. Biểu thức này xác định một danh sách của một hoặc nhiều cột.
SELECT ... FROM table1 LEFT OUTER JOIN table2 USING ( column1 ,... ) ...
Dựa vào các bảng trên, chúng ta có thể viết một LEFT OUTER JOIN như sau:
sqlite> SELECT EMP_ID, NAME, DEPT FROM COMPANY LEFT OUTER JOIN DEPARTMENT
ON COMPANY.ID = DEPARTMENT.EMP_ID;
Truy vấn trên sẽ cho kết quả:
EMP_ID NAME DEPT
---------- ---------- ----------
1 Paul IT Billing
2 Allen Engineerin
Teddy
Mark
David
Kim
7 James Finance
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!
- Bài 1: SQlite là gì? Ưu và nhược điểm của SQLite
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt SQLite
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong SQLite
- Bài 4: Các kiểu dữ liệu trong SQLite
- Bài 5: Create, Attach, Detech Database trong SQLite
- Bài 6: Tạo và xóa bảng trong SQLite
- Bài 7: Insert, Update, Delete dữ liệu - Mệnh đề Where trong SQLite
- Bài 8: Các toán tử trong SQLite
- Bài 9: Select - Truy vấn dữ liệu trong SQLite
- Bài 10: Order By và Group By trong SQLite
- Bài 11: Mệnh đề LIKE, GLOB, LIMIT và DISTINCT trong SQLite
- Bài 12: Sử dụng JOIN trong SQLite
- Bài 13: Ràng buộc trong SQLite
- Bài 14: Một số hàm thông dụng trong SQLite