[Android] 6 "hot trends" thiết kế giao diện di động bạn nên theo đuổi hiện nay

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 957 | Chuyên mục: Android

Giao diện người dùng được xem như là bộ mặt của ứng dụng, là thành phần chính tương tác trực tiếp với người sử dụng. Một ứng dụng chuyên nghiệp luôn đi cùng một bộ giao diện người dùng hiện đại, dễ sử dụng.


1. In-app Gestures ( Điều hướng bằng cử chỉ )

Kể từ năm 2017, xu hướng kéo tràn màn hình mặt trước Smartphone bắt đầu ra đời, và trở thành hot trend 2019, khi mà gần như tất cả các hãng di động đều cố gắng tăng tỷ lệ màn hình với mặt trước thiết bị 1 cách tối đa. Dần dần các nút bấm được loại bỏ, điển hình như việc lược bỏ nút home trên iphone X và galaxy s8, và chuyển từ điều hướng chạm sang điều hướng vuốt ( Mới nhất là Android 10 ). Cho tới nay, người dùng gần như chỉ tương tác bằng cách vuốt chạm trên màn hình. Chính vì vậy, việc thiết kế UI tích hợp các cử chỉ vuốt là cực kỳ cần thiết.

Một số gợi ý để nâng cao trải nghiệm sử dụng của người dùng bằng in-app gesture có thể kể đến như: Thêm 1 số Animation kết hợp với cử chỉ tùy theo chức năng và ngữ cảnh, Sử dụng vuốt trái, phải để xóa, undo, ... Nếu biết kết hợp chúng 1 cách khoa học và tinh tế, bộ UI của bạn chắc chắn sẽ khiến người dùng hài lòng và thích thú.

2. Bottom Bar thay cho Top Bar

Như mình đã trình bày ở trên, do xu hướng mở rộng kích cỡ và tỷ lệ màn hình mặt trước, nên việc sử dụng Smartphone bằng 1 tay ngày càng trở nên khó khăn hơn. Có 1 cách khắc phục cực hay, mà chính ông lớn Samsung áp dụng, đó là tích hợp cử chỉ vuốt xuống để kéo phần hiển thị xuống nửa dưới của màn hình. Tuy nhiên, với 1 số ứng dụng, khi không có quá nhiều thao tác phía trên màn hình, ta có thể đơn giản chuyển Top Bar ( thường là toolbar) thành Bottom Bar, từ đó việc sử dụng ứng dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều

3. Video & Animation

Thời kỳ giao diện tĩnh, gọn nhẹ có lẽ đã qua từ rất lâu, khi mà khả năng xử lý đồ họa, tối ưu hiển thị và xử lý logic của các thiết bị di động đã quá mạnh và gần như bão hòa. Lúc này, ta cần tới 1 giao diện sống động và gần gũi với thế giới thực. Các loại Video minh họa, Video giới thiệu, hay các Animation kết hợp với hiệu ứng hình ảnh tinh tế hòa hợp với flow của ứng dụng đang và sẽ tiếp tục trở thành trend trong nhiều năm tới.

4. Giao diện tự nhiên, Trải nghiệp tập trung vào nội dung

Có nhiều giai đoạn, các nhà phát triển cố gắng biến tấu các bộ UI màu mè, nổi trội để tạo sự sáng tạo và khác biệt, nhưng chính từ đó mà đã làm giảm đi sự mềm dẻo của ứng dụng, có nghĩa, các nội dung chính bị làm lu mờ bởi 1 bộ giao diện phá cách, cồng kềnh.

Dần dần, sự tối giản trong thiết kế phần cứng cũng kéo theo sự tối giản chung của giao diện phần mềm. Hiện nay, Neutral Interface được chú trọng và được sử dụng rộng rãi. Ví dụ như việc lược bỏ các đường viền, các phần tử trang trí thừa trên màn hình, làm không gian hiển thị sạch sẽ hơn, hay như mỗi ứng dụng từ sử dụng tool bar với 1 màu sắc đại diện, nay đều chuyển về sử dụng tool bar màu trắng, với tên - hay logo - được để màu đại diện.

Mặc dù giao diện thuần đem lại nhiều lợi thế về khả năng Content-Focus, hay tạo sự sáng sủa cho màn hình tương tác, xu hướng này lại dẫn tới sự quá đồng bộ và giống nhau giữa các ứng dụng, khiến cho việc sáng tạo ra 1 bộ UI mới lạ là khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu kết hợp tinh tế giữa màu sắc, hình động và cử chỉ, bố cục, ứng dụng của bạn vẫn sẽ mang 1 màu sắc riêng so với phần còn lại của thị trường.

5. Dark Mode

Dark Mode đã xuất hiện từ khá lâu, với Samsung là hãng đi đầu trong việc Implement Dark Mode vào Android tùy biến - One UI - của mình. Đến nay, khi Apple và Google ra mắt IOS 13 và Android 10, tính năng Dark Mode mới được tích hợp vào hệ điều hành gốc, hứa hẹn sẽ tiếp tục trở thành trend trong những năm tới. Tuy còn nhiều tranh cãi trái chiều trong việc làm rõ lợi ích của giao diện tối, nhưng không thể phủ nhận sự thân thiện với mắt người và độ tiết kiệm pin của tính năng này ( Do màn hình Amoled - Phần lớn màn hình trên các thiết bị Smartphone hiện nay - Đều gần như không tiêu tốn điện năng khi hiển thị màu đen sâu) trong nhiều trường hợp và bối cảnh.

6. Gradient, Blur, Shadow, Transparent, Round Corner,..

Mình xin phép gộp 1 số xu hướng nhỏ về trang trí giao diện vào chung 1 phần. Theo đó, việc kết hợp các màu sắc gradient hợp lý, các phần tử làm mờ, đổ bóng, trong suốt,.. cũng sẽ tăng độ đẹp cho ứng dụng và nâng cao trải nghiệm người dùng lên rất nhiều.

Ngoài ra, như đã nói ở phần mở đầu, màn hình Smartphone hiện nay đều được bo cong 4 góc, nên các phần tử hiện thị cũng nên hạn chế góc cạnh, tăng độ bo cong để tránh sử tương phản, khó chịu mắt với người dùng.

Kết luận

Ngày nay, khi Smartphone không còn đơn thuần là 1 thiết bị phục vụ công việc, mà dần trở thành 1 món thời trang, 1 phụ kiện không thể thiếu với mỗi người. Thông thường, việc đầu tư cho giao diện người dùng thường được các lập trình viên bỏ qua, mà không hay rằng, một bộ giao diện đẹp - hiện đại - dễ sử dụng sẽ giúp ứng dụng của bạn ghi điểm rất tốt với người dùng đó. Còn rất nhiều xu hướng như Tăng cường thực tế ( AR ), Face ID, ChatBot, Voice Interaction, .. các bạn có thể tham khảo ở các đường link phía dưới, cũng chính là 1 trong nhiều nguồn tham khảo của bài viết.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!



Khóa học liên quan

Khóa học: Android

Học Kotlin cơ bản
Số bài học:
Lượt xem: 17066
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: Android

Học lập trình Flutter cơ bản
Số bài học:
Lượt xem: 55083
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: Android

Lập trình Android cơ bản
Số bài học:
Lượt xem: 22175
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: Android