[Android] Java và Kotlin - Đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho lập trình viên Android?
Mặc dù sự phổ biến của ngôn ngữ Java là không thể phủ nhận, nhưng Android từ lâu đã cần một ngôn ngữ hiện đại, ngắn gọn hơn. Kotlin đã xuất hiện và lấp đầy khoảng trống đó kể từ khi nó được công bố là ngôn ngữ chính thức cho Android trong năm 2011.
Mặc dù sự phổ biến của ngôn ngữ Java là không thể phủ nhận, nhưng Android từ lâu đã cần một ngôn ngữ hiện đại, ngắn gọn hơn. Kotlin đã xuất hiện và lấp đầy khoảng trống đó kể từ khi nó được công bố là ngôn ngữ chính thức cho Android trong năm 2011. Nhưng điều đó có giúp nó ngay lập tức trở thành lựa chọn đầu tiên để phát triển Android không? Thực tế là Java đã tồn tại khoảng 20 năm nay, với một cộng đồng vô cùng rộng lớn, rất khó để cạnh tranh. Vậy bạn nên lựa chọn ngôn ngữ nào để học?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về ưu và nhược điểm của từng ngôn ngữ, để bạn có thể tự quyết định ngôn ngữ nào bạn muốn học.
I. Ngôn ngữ Java
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Sun Microsystems, hiện thuộc sở hữu của Oracle. Là một ngôn ngữ phổ biến, Java không chỉ được dùng để phát triển các ứng dụng Android. Vì vậy, nếu bạn biết Java, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn.
Ưu điểm:
- Dễ học và hiểu.
- Hoạt động tốt cho các ứng dụng gốc cũng như đa nền tảng.
- Vì bản thân Android được xây dựng trên Java, có rất nhiều thư viện Java để hỗ trợ khi lập trình. Ngoài ra, Java có một hệ sinh thái mã nguồn mở rộng.
- Các ứng dụng Java nhẹ hơn và gọn hơn, ngay cả khi so sánh với các ứng dụng Kotlin, dẫn đến trải nghiệm ứng dụng nhanh hơn.
- Java cũng mang lại quá trình build nhanh hơn, cho phép bạn thao tác trong thời gian ngắn hơn.
- Nhờ quá trình build được tăng tốc với Gradle, việc build các dự án lớn trở nên dễ dàng hơn trong Java.
Nhược điểm:
- Java là một ngôn ngữ khá nặng nề, có nghĩa là bạn phải viết nhiều code hơn, làm tăng khả năng sinh ra bug.
- Java gặp một số vấn đề với thiết kế API Android do những hạn chế cố hữu.
- Java đòi hỏi nhiều bộ nhớ hơn so với các ngôn ngữ khác và do đó có xu hướng chậm hơn.
II. Ngôn ngữ Kotlin
Kotlin được phát hành khi lập trình Android cần một ngôn ngữ hiện đại hơn để hỗ trợ phát triển ứng dụng di động. JetBrains, những người đã tạo ra Intellij, môi trường phát triển tích hợp cũng tạo ra Kotlin. Nó là một ngôn ngữ kiểu tĩnh, mã nguồn mở dựa trên Máy ảo Java (JVM). Ưu điểm của Kotlin là bạn có thể biên dịch nó thành JavaScript và tương tác với Java. Điều này cho phép các nhà phát triển không chỉ dễ dàng cập nhật các ứng dụng Java cũ lên Kotlin mà còn thực hiện công việc cũ của họ bằng Java với Kotlin.
Ưu điểm:
- Kotlin ngắn gọn hơn và do đó, được nhiều nhà phát triển yêu thích. Nếu phải mất 50 dòng code trong Java, thì chỉ mất 1 đến 2 dòng trong Kotlin.
- Nhờ mã byte Java, bạn có thể sử dụng các thư viện Java trong Kotlin, làm cho quá trình chuyển đổi từ Java sang Kotlin trở nên liền mạch.
- Kotlin có null rất cần thiết trong hệ thống của nó, một thứ còn thiếu trong java. Android sử dụng null để thể hiện sự vắng mặt của một giá trị và Kotlin cho phép bạn sử dụng null, giúp giảm bớt nhược điểm đó.
- Thư viện Anko có sẵn cho Kotlin giúp ích rất nhiều cho các nhà phát triển và có một kho các dự án rộng khắp trên Github.
Nhược điểm:
- Mặc dù cú pháp ngắn gọn của Kotlin là một trong những thế mạnh lớn nhất của ngôn ngữ, nhưng bạn có thể thấy một số khó khăn ban đầu, đơn giản bởi vì có rất nhiều thứ đang được thực hiện trong một số lượng nhỏ code đó.
- Kotlin có tốc độ biên dịch chậm hơn Java trong hầu hết các trường hợp.
- Cộng đồng Kotlin vẫn còn trẻ và tài nguyên học tập còn hạn chế, vì vậy việc tìm câu trả lời cho các vấn đề có thể hơi khó khăn. Tuy nhiên, với sự phổ biến ngày càng tăng của nó, mình nghĩ cộng đồng sẽ mở rộng kịp thời.
- Một số tính năng của Android Studio như tự động hoàn tất và biên dịch có xu hướng chạy chậm hơn trong Kotlin so với Java.
Qua những ưu và nhược điểm kể trên, mình vẫn khuyên các bạn nếu mới bước chân vào lập trình, nên tìm hiểu Java trước khi chuyển hướng sang Kotlin. Bởi Java là nền tảng của sự phát triển Android và do đó, giúp bạn hiểu đúng những thứ cơ bản nhất của Android.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.moveoapps.com/blog/java-vs-kotlin/
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!