[CSS] Minify file and obfuscate CSS class names

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 1841 | Chuyên mục: CSS3

Có bao giờ bạn xem thiết kế các thẻ html của các website nổi tiếng như Google, Facebook, ... như thế nào chưa , hay nghịch thử mấy file js trên các product của họ code như thế nào không ?


Khi F12 lên xem các thẻ element của google. Có ai thắc mắc như mình là tại sao các thẻ class name nó được định nghĩa không theo một quy tắc nào không ?

Hay là khi soi các file js của các trang web bạn thường thấy các function định nghĩa rất linh tinh

function P(e, t, o, i) {
  o.updateBound = i, window.addEventListener('resize', o.updateBound, {
    passive: !0
  });
  var r = n(e);
  return H(r, 'scroll', o.updateBound, o.scrollParents), o.scrollElement = r, o.eventsEnabled = !0, o
}

function A() {
  this.state.eventsEnabled || (this.state = P(this.reference, this.options, this.state, this.scheduleUpdate))
}

Tẩt nhiên là phải có lí do cả chứ nhìn vào class name kia mà debug code thì có mà toang ...

Lý do

Đối với các ứng dụng hiện đại ngoài việc ứng dụng chạy được còn phải quan tâm đến nhiều yếu tố như tốc độ, bảo mật, tránh sao chép ý tưởng ...

Việc minify các file js, css hay obfuscate các class name sẽ có những ưu điểm sau.

  • Giảm kích thước của các file js đó đi, giúp client load những file đó nhanh hơn
  • Giấu đi các source code, tránh ăn cắp ý tưởng
  • Tránh việc sử dụng các extension can thiệp vào UI
  • ....

Minify

Cách hoạt động

Minify là một kĩ thuật sử dụng tool npm nào đó như uglify-js, minifier, babel-minify để tối giản code của bạn.

Cách tối giản thì có rất nhiều phương pháp như rút ngắn tên biến, tên hàm còn a, b, C ... loại bỏ các dấu xuống dòng, khoảng trắng, index ...

Hoặc đơn giản là convert logic sau

//Turn this
status: true
//Into this
status: !0

Như chúng ta có thể thấy chữ true tốn đến 4 kí tự, trong khi !0 chỉ tốn có 2 kí tự.

Đôi khi mình cũng thắc mắc là có khi nào khi minify cách function bị trùng tên ???

Thực ra là đôi khi bạn thấy có vẻ các function có tên giống nhau thế thôi nhưng được đặt ở các scope khác nhau nên không bị ảnh hưởng.

Bạn có thể test việc minify thông qua một số trang online, ví dụ như Uglify JS. Ta test một đoạn code đơn giản sau đây.

function selectionSort(array){
  for(let i = 0; i < array.length - 1; i++){
    let idmin = i;
    for(let j = i + 1; j < array.length; j++){
      if(array[j] < array[idmin]) idmin = j;
    }

    // swap
    let t = array[i];
    array[i] = array[idmin];
    array[idmin] = t;
  }
}

Sau khi được minify thì đã tiết kiệm được 68% kích thước

function selectionSort(t){for(let e=0;e<t.length-1;e++){let l=e;for(let n=e+1;n<t.length;n++)t[n]<t[l]&&(l=n);let n=t[e];t[e]=t[l],t[l]=n}}

Khi nào nên minify

Thực tế thì chúng ta chỉ minify trên production, mình từng thấy vài bạn chạy npm run production trên local (faceplam) ...

Vì đơn giản là cải thiện kích thước file ở local không giải quyết được vấn để của ứng dụng, đôi khi nó lại là con dao hai lưỡi, khi minify chúng ta sẽ khó debug code hơn.

Để chứng minh việc minify giúp giảm kích thước file chúng ta có thể test như sau, ví dụ ở đây mình sử dụng Laravel + webpack.

Khi chạy npm run dev(Không minify)

 DONE  Compiled successfully in 947ms                                                                                                                                                                                      4:33:13 PM

                     Asset      Size  Chunks             Chunk Names
              /css/app.css   208 KiB          [emitted]  
               /css/lp.css   237 KiB          [emitted]  
         /css/reporter.css   219 KiB          [emitted]  
/css/reporter_homepage.css  1.75 KiB     mix  [emitted]  mix
                /js/app.js   775 KiB          [emitted]  
                 /js/lp.js   257 KiB          [emitted]  
           /js/reporter.js   582 KiB          [emitted]  

Khi chạy npm run production(Áp dụng minify)

 DONE  Compiled successfully in 1763ms                                                                                                                                                                                     4:33:25 PM

                     Asset      Size  Chunks             Chunk Names
              /css/app.css   207 KiB          [emitted]  
               /css/lp.css   229 KiB          [emitted]  
         /css/reporter.css   216 KiB          [emitted]  
/css/reporter_homepage.css  1.41 KiB       0  [emitted]  mix
                /js/app.js   761 KiB          [emitted]  
                 /js/lp.js   210 KiB          [emitted]  
           /js/reporter.js   577 KiB          [emitted] 

Các bạn có thấy sự khác biệt chưa, nhớ sử dụng minify nhé 

Obfuscate CSS class names

Trước khi đi vào cách hoạt động chúng ta có công thức đơn giản sau

Obfuscated CSS class names == Giảm kích thước file == Giảm thời gian để truyền trải qua mạng.

Đã bao giờ bạn từng thiết kế một button với class name như sau

<button class=”button button-color-red button--active”>title</button>

Việc obfuscate có thể giúp các class name của bạn được tối giản hơn. Giảm thiểu kí tự cũng như tránh sự can thiệp của các extension.

Modules CSS giải quyết vấn đề đóng gói trong css, giúp định nghĩa lại các class name bao gồm các tên class-name, scopce, hàm băm ngẫu nhiên. Các class name có thể được định nghĩa bằng thuộc tính localIdentName. Ví dụ như [name]___[local]___[hash:base64:5]

Đi vào ví dụ thực tế khi ta sử dụng CSS modules với ReactWebpack.

Button.css

.button {
  font-size: 20px;
  color: black;
}
.button--color-red {
  color: red;
}
.button--active {
  color: green;
}

Button.js

import React from 'react';
import PropTypes from 'prop-types';
import classNames from 'classnames/bind';
import styles from './css/Button.scss';
const cx = classNames.bind(styles);
const Button = ({ label, color, isActive }) => {
  const cssClasses = cx({
    'button': true,
    'button--color-red': (color === 'primary'),
    'button--active': isActive,
  });
return (
    <button className={cssClasses}>
      {label}
    </button>
  );
};
Button.propTypes = {
  label: PropTypes.string,
  color: PropTypes.string,
  isActive: PropTypes.bool,
};
export default Button;

webpack.config.js / loaders section

{ 
  test: /\.css$/,
  use: [
    {
      loader: 'style-loader'
    },
    {
      loader: 'css-loader',
      options: {
        modules: true,
        importLoaders: 1,
        localIdentName: '[sha1:hash:hex:4]'
      }
    }
  ]
}
  • Thuộc tính modules báo cho webpack biết rằng cần phải obfuscated các class name. Bạn cũng nên đặt thuộc tính là false trong quá trình phát triển để dễ dàng debug.
  • Thuộc tính localIdentName quy định định dạng của class name sau khi được obfuscation. Như ví dụ trên chúng ta sẽ quy định class name gồm 4 kí tự, được endcode bằng sha1.

Tadaaaaaaaaaaaa, đây là thành quả.

Mỗi khi có một bản build mới lại có các class name mới sinh ra. Dẫn đến việc các extension muốn can thiệp vào UI của ứng dụng bằng cách thay đổi style thông qua các class name của selector tương đối khó khăn.

Tổng kết

Như vậy là mình vừa giới thiệu 2 cách đơn giản để minifyobfuscate các file css, jshtml. Đối với các ông lớn như Google, Facebook họ luôn áp dụng các phương pháp này để cải thiện sản phẩm của mình. Hay đơn giản như Chatwork cũng mới áp dụng kĩ thuật obfuscate css làm cho việc cách extension như Chat++ khó can thiệp vào UI hơn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu bài viết hữu ích nhớ cho mình một upvotetheo dõi để mình ra nhiều bài viết chất lượng hơn nhé .

Tham khảo: How to obfuscate CSS class names with React and Webpack

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!



Khóa học liên quan

Khóa học: CSS3

Học Bootstrap 4
Số bài học:
Lượt xem: 17039
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: CSS3

Học CSS3
Số bài học:
Lượt xem: 14889
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: CSS3