6 mẫu laptop tốt nhất cho lập trình viên

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 757 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Việc tìm mua được một chiếc máy tính xách tay tốt nhất với nhu cầu của bản thân là điều mà ai cũng quan tâm, và nó còn quan trọng hơn nữa đối với các lập trình viên, những chuyên gia viết code. Một thiết bị như thế nào thì phù hợp cho viết code, hay phải sở hữu phần cứng thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho lập trình? Trả lời những câu hỏi kiểu này không hề đơn giản chút nào, nhất là khi bạn lại không có nhiều chuyên môn về phần cứng.


Việc tìm mua được một chiếc máy tính xách tay tốt nhất với nhu cầu của bản thân là điều mà ai cũng quan tâm, và nó còn quan trọng hơn nữa đối với các lập trình viên, những chuyên gia viết code. Một thiết bị như thế nào thì phù hợp cho viết code, hay phải sở hữu phần cứng thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho lập trình? Trả lời những câu hỏi kiểu này không hề đơn giản chút nào, nhất là khi bạn lại không có nhiều chuyên môn về phần cứng.

May mắn thay, thị trường laptop hiện nay rất rộng lớn, có hàng tá các sản phẩm đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, trải dài trên khắp mọi phân khúc, do vậy, cũng sẽ không thiếu lựa chọn hợp lý cho các lập trình viên tùy theo ngân sách mà họ có và đặc biệt là nhu cầu sử dụng trong thực tế. Dưới đây là danh sách 6 mẫu máy tính xách tay được đánh giá cao cho các công việc liên quan đến viết code và lập trình, thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau, hy vọng sẽ trở thành một kênh tham khảo hữu ích cho bạn. Còn bây giờ, hãy đến với danh sách của chúng ta ngay sau đây.

Những yếu tố mà một chiếc máy tính xách tay tốt cho lập trình viên phải có

Trước khi đến với danh sách, đầu tiên chúng ta phải xác định được rõ xem một máy tính tốt cho viết code, lập trình sẽ phải sở hữu những đặc điểm, thông số kỹ thuật ra sao. Mặc dù những yếu tố này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại công việc cụ thể của bạn, nhưng vẫn sẽ có một “khung tiêu chuẩn” cơ bản mà bạn cần phải xem xét:

  • Bộ xử lý: Tối thiểu phải là Intel Core i5 thế hệ thứ 8, hoặc i7 đối với phát triển trò chơi và VR.
  • RAM: Tối thiểu 8GB, đối với phát triển trò chơi và VR thì phải từ 16GB trở lên.
  • Ổ cứng: Phải là ổ đĩa thể rắn (SSD) nhằm tăng tốc độ khởi động và tải dữ liệu.
  • Màn hình và đồ họa: Màn hình HD là yêu cầu tối thiểu trong trường hợp này (chỉ cần giúp bạn đọc thông tin tốt là đủ). Tuy nhiên, các nhà phát triển trò chơi sẽ phải cần thêm một card đồ họa chuyên dụng.
  • Bàn phím: Bàn phím tồi có thể phá hỏng trải nghiệm người dùng, cho dù thông số kỹ thuật có tốt đến đâu!

Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ đối với những yêu cầu này, nhưng theo nguyên tắc chung, bất kỳ máy tính xách tay nào đáp ứng tất cả các thông số kỹ thuật trên đều sẽ là lý tưởng cho các tác vụ liên quan đến viết code và lập trình.

Danh sách các laptop tốt nhất cho lập trình viên

Máy tính xách tay tốt nhất để viết code: Dell XPS 13 - giá bán: 21 triệu đồng

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • Bộ xử lý: Intel Core i5-8250U
  • Hệ điều hành: Windows 10
  • RAM: 8GB, có thể nâng cấp lên 16GB với khe cắm thứ 2
  • Ổ cứng: SSD 128GB
  • Kích thước màn hình hiển thị: 13.3 inch. Độ phân giải cao nhất có sẵn 3840 x 2160, độ phân giải gốc 1920x1080
  • Ổ đĩa quang: Không có
  • Card đồ họa: Intel UHD Graphics 620 tích hợp
  • Kết nối: Wi-Fi 802.11a/b/g/n/ac, Wi-Fi Model Killer 1535 Không dây AC 2x2, Bluetooth 4.1
  • Kích thước bàn di chuột 4.1 x 2.3 inch
  • Cổng kết nối: Thunderbolt 3, Noble Lock, jack cắm tai nghe 3.5mm, 2x USB
  • Bảo hành/hỗ trợ: 1 năm
  • Kích thước: 11.98 x 7.88 x 0.46inch (30.4 x 20 x 1.16cm)
  • Cân nặng: 1.2kg

Dell XPS là dòng sản phẩm được rất nhiều nhà phát triển yêu thích, và mọi chuyện đều có lý do của nó! Dell XPS 13 cũng không phải là ngoại lệ, chiếc máy tính xách tay này có sẵn với nhiều cấu hình phần cứng khác nhau, tuy nhiên, phiên bản tiêu chuẩn cho các lập trình viên sẽ sở hữu bộ xử lý Intel i5 1.60GHz thế hệ thứ 8. CPU này sẽ đảm bảo có thể xử lý hầu hết các tác vụ trong lập trình.

Bệnh cạnh đó, màn hình cảm ứng InfinityEdge 13.3inch của Dell XPS 13 cũng thuộc loại tốt nhất trong phân khúc và thực tế sử dụng cho thấy tấm nền này có thể hỗ trợ hoàn hảo cho các phiên code dài. Tất nhiên bạn cũng có thể trả thêm tiền để nâng cấp lên phiên bản 4K Ultra HD nếu muốn, tuy nhiên lợi ích của việc này sẽ là không đáng kể.

RAM DDR3 8GB sẽ mang lại cho hầu hết người dùng trải nghiệm tương đối mượt mà, do vậy, RAM sẽ là yếu tố không cần phải bàn thêm nhiều ở đây. Bên cạnh đó, chiếc máy tính xách tay này cũng đi kèm với sự lựa chọn giữa Windows 10 Home hoặc Pro hoặc Ubuntu được tải sẵn vào ổ cứng SSD 128GB (có thể nâng cấp).

Kết luận chung về tổng thể "nội thất" trên Dell XPS 13 i5-8250U sẽ là những người có ngân sách dồi dào nên ưu tiên nâng cấp lên ổ SSD dung lượng lớn hơn hoặc nhiều RAM hơn vì đây sẽ là một khoản đầu tư đáng giá. Còn đối với những bạn không quá dư dả về tài chính, cấu hình này cũng là đủ cho các tác vụ lập trình cũng như viết code cơ bản (ngoại trừ phát triển game và VR).

Máy tính xách tay giá rẻ tốt nhất để lập trình: ASUS VivoBook F510UA - giá bán 12 triệu đồng

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • Hệ điều hành: Windows 10
  • Bộ xử lý: Intel Core i5-8250U
  • Card đồ họa: Intel UHD 620 tích hợp
  • Màn hình: IPS 15.6inch, Full HD (1920 x 1080)
  • Ổ lưu trữ: SSD 256GB
  • RAM: 8GB DDR4
  • Cổng kết nối: USB 2.0, USB 3.0, VGA, đầu đọc thẻ SD, jack tai nghe 3.5
  • Kết nối không dây: Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac, Bluetooth 4.0
  • Kích thước: 36 x 24.3 x 1.9cm (14.21 x 9.57 x 0.76inch)
  • Trọng lượng: 1.7kg

ASUS VivoBook F510UA là chiếc máy tính xách tay lập trình có hiệu năng/giá bán tốt nhất trong phân khúc dưới 500 USD. Mặc dù giá bán chỉ rơi vào khoảng 12 triệu đồng nhưng thông số kỹ thuật về phần cứng mà ASUS trang bị cho sản phẩm của mình là vô cùng ấn tượng, với 2 yếu tố đáng chú ý nhất với các lập trình viên là bộ xử lý Intel Core i5-8250U 1.6GHz và RAM DDR4 8GB - quá đủ cho các tác vụ lập trình cơ bản. Bên cạnh đó màn hình IPS Full HD 15.6 inch và ổ cứng SATA 256GB cũng là những điểm cộng rất đáng chú ý mà ASUS trang bị cho VivoBook F510UA.

Tuy nhiên, để trở thành một mẫu máy tính xách tay giá rẻ tuyệt vời cho các nhà phát triển dựa trên Windows, sẽ tốt hơn nếu VivoBook F510UA được trang bị thêm cả màn hình cảm ứng. Hy vọng yếu tố này sẽ được ASUS chú ý hơn ở sản phẩm đời sau.

Máy tính xách tay tốt nhất cho các nhà phát triển game: MSI GP73 Leopard-609 - giá bán 28 triệu đồng

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • Hệ điều hành: Windows 10 Home x64
  • Bộ xử lý: Intel Core i7 8750H (6 nhân, bộ nhớ cache 9MB, 2.2GHz-4.1GHz) 45W
  • RAM: 8GB DDR4 2666MHz
  • Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1060 6GB GDDR5
  • Ổ cứng: HDD 1TB 7200rpm
  • Màn hình: 17.3 inch Full HD (1920 x 1080) 120Hz 3ms, NTSC chống lóa màu
  • Kết nối không dây: WiFi 802.11 AC Wireless, Bluetooth 5.0
  • Cổng kết nối: 1x USB 3.1 Gen 2 type C, 2x USB 3.1 Gen 1, 1x USB 3.1 Gen 2, 1x Mini DisplayPort, 1x HDMI, cổng Ethernet Killer E2400, jack tai nghe 3.5mm, đầu đọc thẻ: SD (XC/HC)
  • Kích thước: 42 x 28.7 x 3cm (16.5 x 11.3 x 1.2inch)
  • Trọng lượng: 2.7kg

Phát triển game là một công việc rộng lớn, có thể bao gồm từ các trò chơi 2D tương đối đơn giản cho đến những tựa game AAA đầy đủ với chất lượng đồ họa hàng đầu. Với thực tế như vậy, việc đầu tư một thiết bị đủ mạnh để chuẩn bị cho tất cả các tình huống là điều nên làm.

MSI GP73 Leopard-609 là ví dụ hoàn hảo về một cỗ máy toàn năng có khả năng “đóng gói” sức mạnh khủng khiếp trong một thân hình tương đối nhỏ gọn.

Model này có bộ xử lý i7 6 nhân thế hệ thứ 8 mạnh mẽ và RAM DDR4 8GB - vẫn là 2 thông số hàng đầu mà chúng ta quan tâm đối với một chiếc laptop phục vụ cho phát triển game. Bộ nhớ này có thể nâng cấp, cũng như ổ cứng 1TB tuy chỉ là HDD nhưng cũng là đủ cho loại hình công việc này. NVIDIA GeForce GTX 1060 đảm nhiệm việc giữ cho hiệu suất xử lý đồ họa trơn tru, và màn hình 17 inch Full HD sẽ giúp mọi thứ trông sắc nét hơn khi bạn làm việc. Nhìn chung, trong khoảng giá dưới 30 triệu đồng, MSI GP73 Leopard-609 là một sản phẩm rất đáng cân nhắc đối với các nhà phát triển game.

Máy tính xách tay tốt nhất cho phát triển ứng dụng iOS: Macbook Pro 13 inch - giá bán 30 triệu đồng

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • Hệ điều hành: OS X Yosemite 10.10
  • Bộ xử lý: Intel Core i5 lõi kép 2.3GHz
  • Card đồ họa: Intel Iris Graphics 640
  • RAM: 8GB, 2133MHz LPDDR3
  • Bộ nhớ lưu trữ: SSD 256GB
  • Màn hình: IPS 13.3 inch, 2560 x 1600, công nghệ Led Backlight
  • Cổng kết nối: 2 Cổng Thunderbolt 3 (USB-Type C), Cổng âm thanh 3.5mm, cổng sạc USB Type C
  • Kích thước: 30.41 x 21.24 x 1.49cm
  • Trọng lượng: 1.37kg

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi một máy tính xách tay của Apple là thiết bị tốt nhất để phát triển các ứng dụng cho iOS. MacBook Pro 13 inch 2018 mới ra mắt gần đây được trang bị Touch Bar, đi kèm với bộ xử lý Intel Core i5 tốc độ 2.3GHz cùng 8GB RAM, như vậy thông số này sẽ giúp thiết bị có thể xử lý đa nhiệm một cách đơn giản, và dung lượng lưu trữ SSD 256GB sẽ cho phép MacBook Pro có thể khởi động và tải dữ liệu “nhanh như chớp”. Đặc biệt, nếu bạn là người thường sử dụng ngôn ngữ “cây nhà lá vườn” Swift của Apple để phát triển các ứng dụng iOS, MacBook Pro hoàn toàn có đủ sức mạnh xử lý gọn gàng ngôn ngữ vốn được biết đến với bộ biên dịch cực kỳ tốn kém tài nguyên này.

Nhiều người chọn mua MacBook Pro chỉ đơn giản bởi họ có ngân sách dư giả và thích các sản phẩm của Apple. Tuy nhiên, nếu phát triển ứng dụng iOS là công việc “kiếm cơm” của bạn thì MacBook Pro cũng sẽ là sản phẩm rất đáng để đầu tư. Bên cạnh đó, nếu phải viết code cho ứng dụng iOS, chiếc MacBook Air mới nhất cũng có thể là lựa chọn hợp lý với những người có ngân sách eo hẹp hơn.

Máy tính xách tay sở hữu bàn phím tốt nhất cho lập trình viên: Lenovo ThinkPad T470 - giá bán 21 triệu đồng

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • Hệ điều hành: Windows 10
  • Bộ xử lý: Intel Core i5-7300U (2.60GHz tối đa 3.50GHz với Turbo Boost, bộ nhớ đệm 3MB)
  • Card đồ họa: Intel HD 620 tích hợp
  • RAM: 16GB DDR4 2133 MHz
  • Ổ lưu trữ: SSD PCIe 512GB
  • Hàn hình: Cảm ứng đa điểm IPS 14 inch FHD (1920 X 1080)
  • Cổng kết nối: 3x USB 3.0, 1x Thunderbolt 3 port (USB Type-C), jack tai nghe 3.5mm, 1x HDMI, 1x Micro SIM, đầu đọc thẻ SD.
  • Kết nối không dây: Wi-Fi Dual Band Wireless AC (2 x 2) 8265, Bluetooth 4.1
  • Kích thước: 33.6 x 23.2 x 1.9cm (13.25 x 9.15 x 0.79 inch)
  • Trọng lượng: 1.58kg

Cảm giác nhập liệu thoải mái hay năng suất nhập liệu cao là 2 yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình viết code, và máy tính xách tay thường hiếm khi đáp ứng được cả 2 yêu cầu này, tuy nhiên chiếc ThinkPad T470 lại là ngoại lệ. Dòng sản phẩm ThinkPad của Lenovo vốn nổi tiếng với việc đem lại trải nghiệm nhập liệu tuyệt vời, và tất nhiên T470 cũng không nằm ngoài truyền thống đó. Ngoài việc đem lại khả năng nhập liệu tối ưu, bộ xử lý Intel Core i5 thế hệ thứ 7 1.6GHz, RAM 16GB cũng là 2 thông số có thể đem lại sự yên tâm cho các lập trình viên. Bên cạnh đó, ổ lưu trữ SSD PCIe 512GB có thể nâng cấp lên 1TB trên ThinkPad T470 cũng là một yếu tố đáng khen mà Lenovo trang bị cho sản phẩm của mình.

Ngoài các thông số về phần cứng, cũng có một tính năng tuyệt vời khác trên ThinkPad T470 mà có thể các lập trình viên sẽ thấy hữu ích đó là Power Bridge, cho phép người dùng trao đổi pin mà không cần tắt nguồn máy, đảm bảo sự liền mạch, tránh thất thoát dữ liệu trong các tình huống khẩn cấp.

Máy tính xách tay viết code cho khả năng di động tốt nhất: HP 15T (AMD) - giá bán 8 triệu đồng

Thông số kỹ thuật cơ bản:

  • Hệ điều hành: Windows 10
  • Bộ xử lý: AMD A6-9220 lõi kép, 2.50GHz, bộ nhớ đệm 1MB
  • Card đồ họa: AMD Radeon R4
  • RAM: 4GB SDRAM
  • Ổ lưu trữ: HDD 500GB
  • Hàn hình: 15.6 inch HD 1366 x 768
  • Cổng kết nối: 2x USB 3.1 Gen 1, 1x USB 2.0, 1x HDMI, 1x RJ-45, đầu đọc thẻ SD, jack tai nghe 3.5mm
  • Kết nối không dây: Wi-Fi 802.11 B/G, 802.11bgn, 802.11.b, Bluetooth 4.0
  • Kích thước: 38 x 25.5 x 2.3cm (15 x 10 x 0.9inch)
  • Trọng lượng: 2kg

Đối với các lập trình viên hiếm khi ngồi cố định một chỗ và thường phải di chuyển nhiều, mang theo một chiếc máy đắt tiền, nặng nề, cồng kềnh có lẽ không phải là ý tưởng hay, bên cạnh những khó khăn trong khi mang theo thiết bị bên mình, bạn còn có thể phải đối mặt với nguy cơ làm mất, hay rơi vỡ, gây ra những tổn thất không đáng có, và HP 15T hoàn toàn có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên.

HP 15T có đủ sức mạnh cần thiết cho hầu hết các tác vụ hàng ngày của bạn với mức giá bán siêu hấp dẫn. Chiếc máy tính xách tay này được trang bị bộ xử lý AMD 2.5 GHz và RAM DDR4 4GB, tất nhiên không thể so sánh được với các sản phẩm khác trong danh sách của chúng ta. Tuy nhiên, nó lại đại diện cho một khoản đầu tư tài chính cấp thấp hơn và, do đó, là cỗ máy thứ cấp tuyệt vời cho những trường hợp dự phòng. Thật không may, 15T không có màn hình cảm ứng, nhưng bù lại thiết bị sở hữu 2 cổng USB 3.1 cùng với đầu ra HDMI cho khả năng ghép nối khá linh hoạt đối với các sản phẩm khác.

Có một điều bạn nên lưu ý đó là máy tính xách tay HP thường nổi tiếng trong việc đi kèm với kha khá bloatware “vớ vẩn” cài đặt sẵn. Do vậy, nếu muốn tận dụng tối đa khả năng của chiếc máy tính xách tay này, bạn nên cài đặt một phiên bản Windows 10 “sạch”, hoặc tốt hơn là sử dụng một bản phân phối Linux đáng tin cậy.

Lựa chọn chiếc laptop tốt nhất để cho công việc lập trình không khó như bạn tưởng

Cuối cùng, việc chọn ra chiếc máy tính xách tay tốt nhất để lập trình sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính, đó là nhu cầu sử dụng thực tế và ngân sách của bạn. Danh sách này chứa các tùy chọn bao gồm cả giá rẻ cũng như cao cấp và với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nhưng không có nghĩa là toàn diện. Nếu bạn đang tìm kiếm một sự thay thế ít tốt kém hơn,có thể tham khảo bài viết “Các laptop dưới 12 triệu tốt nhất theo từng tiêu chí” của chúng tôi để tìm ra cho mình sự lựa chọn hợp lý nhất.

Chúc các bạn chọn được cho mình một sản phẩm ưng ý!

Nguồn: quantrimang.com

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!