Developer khi phỏng vấn thường bị hỏi những gì?

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 833 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Lập trình viên luôn nằm trong top những ngành nghề hot nhất. Điều này càng chính xác hơn trong năm 2018 với mức đà tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ cũng như sự quan tâm đến từ các công ty. Có thể nói bộ phận IT đóng vai trò then chốt trong việc thắng bại của nhiều tổ chức lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy cũng không có gì lạ khi thị trường tuyển dụng cho các lập trình viên cũng rất cạnh tranh.


Lập trình viên luôn nằm trong top những ngành nghề hot nhất. Điều này càng chính xác hơn trong năm 2018 với mức đà tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ cũng như sự quan tâm đến từ các công ty. Có thể nói bộ phận IT đóng vai trò then chốt trong việc thắng bại của nhiều tổ chức lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy cũng không có gì lạ khi thị trường tuyển dụng cho các lập trình viên cũng rất cạnh tranh.

Một thành viên của fanpage Lập Trình Viên Confession vừa chia sẻ kinh nghiệm về việc đi phỏng vấn cho vị trí developer. Anh cũng cung cấp rất nhiều thông tin khá thú vị về nội dung cũng như những loại bài test thường được sử dụng để tuyển developer.

Theo anh – “kĩ năng mềm là một phần quan trọng để quyết định thành bại của một cuộc phỏng vấn. Do đó mà nếu tự tin là bạn đã thắng 50% rồi”

Quan trọng là thần thái

Giới thiệu bản thân

Phần này đa số mọi người sẽ bị hỏi, bạn có thể giới thiệu về bản thân, gia đình, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, các sản phẩm bạn đã làm… Nói chung phần này không quan trọng lắm nhưng cố gắng nói trôi chảy, đừng ấp a ấp úng là được.

Trả lời thẳng thắng, không quanh co

Nhà tuyển dụng sẽ không thích các bạn chém gió và ảo tưởng chút nào, bạn biết gì nói đó, đừng nói dối. Một kinh nghiệm nhỏ cho các bạn nếu trả lời sai mà đột nhiên nhớ ra đáp án đúng thì chứ nói là em phân vân 2 cái này, tại lâu không dùng nên quên. Còn không nhớ thì cứ bảo không nhớ, người ta sẽ chuyển qua câu khác, đỡ làm mất thời gian của bạn và người khác.

Thể hiện theo văn hóa của họ

Ví dụ công ty Nhật thì họ ưa lễ nghĩa, công ty Âu Mỹ thì xề xòa hơn. Nhưng nhìn chung cũng không quá tiểu tiết vì đa số người phỏng vấn mình là người Việt mà, chứ có phải ông Nhật ông Tây nào đâu. Miễn lịch sự là được rồi, nhất là ngành IT, anh em vào nói chuyện với nhau hợp gu lại chém cả mấy tiếng.

Mình với 1 ông CTO ngồi nói chuyện 3 tiếng đồng hồ và cuối cùng mình pass. Cho nên cách nói chuyện, dẫn chuyện hay cũng có ích. Đôi khi đơn giản là anh thích tính của chú, chú về làm cho anh, còn kiến thức của chú chưa tốt thì bọn anh sẽ đào tạo thêm.

Nguời giỏi hay không, không quan trọng, quan trọng là phải bắt nhịp đuợc với các thành viên khác, nó giống như cái ổ cắm và phích cắm. Tất nhiên còn hội tụ nhiều thứ, chứ không chỉ đơn giản là thế nhưng càng có nhiều điểm cộng thì khả năng pass cao hơn.

Các bài Test

Có một số bài test mình đã làm

  • Test kiến thức cơ bản của ngôn ngữ, công nghệ.
  • Test thuật toán qua các bài lập trình, như kiểu học cấu trúc dữ liệu .
  • Test khả năng Debug code, tức là cho đoạn code sai, hãy tìm đoạn sai và sửa lại hoặc hỏi xem nó sai ở đâu.
  • Test ngoại ngữ, mình bị dính 1 phát test tiếng Anh đầu vào, và phỏng vấn bằng tiếng Anh với bên HR. Còn bên kĩ thuật thì nói tiếng Việt, đấy là công ty làm Âu Mỹ, còn làm Nhật thì họ chả hỏi đâu.
  • Một số nơi có test cả GMAT nữa.

Một số câu hỏi khác

Câu hỏi em biết gì về công ty

Cái này thì phải nhớ tìm hiểu công ty đó trước. Càng biết nhiều bạn càng có lợi thế.

Câu hỏi về những thứ mình biết

Có công ty thì thích ứng viên biết nhiều (full stack) có công ty thì muốn ứng viên chuyên sâu 1 mảng. Theo kinh nghiệm của mình thì các công ty làm cho Âu, Mỹ thường thích ứng viên biết nhiều và rộng (tất nhiên phải sâu 1 thứ) còn các công ty làm cho Nhật thì thích ứng viên biết sâu 1 thứ. Cho nên tùy công ty mà bạn trả lời sao cho hợp.

Câu hỏi về lương

Cái này thì mình có công thức riêng của mình. Lương sẽ bằng các chi phí ăn ở, sinh hoạt + 2 triệu, đó là với sinh viên mới ra trường. Nếu bạn lựa mức đó mà họ không chấp nhận thì do quá trình bạn học hành ở trường có vấn đề rồi và giờ nên chấn trình ngay đi trước khi quá muộn. Đừng yêu cầu một mức lương quá cao so với năng lực và chờ nhà tuyển dụng hạ nó xuống, họ sẽ nghĩ bạn có vấn đề đấy.

Câu hỏi về các sách em đã đọc gần đây

Với bạn nào chăm đọc sách thi không sao còn bạn nào mà ít đọc thì là một vấn đề đấy. Nó đánh giá sự chăm chỉ, ham tìm hiểu và khả năng tự nghiên cứu của bạn. Hãy nhét vào đầu một vài cuốn sách về IT và cả kỹ năng trước khi đi phỏng vấn, và nhớ phải đọc cho cẩn thận chứ đừng qua loa, nhỡ ông nào đọc quyển đó rồi ông ấy hỏi thì húp cháo.

Câu hỏi về các tạp chí công nghệ, trang web em hay đọc

Thực tế nhiều anh em không có thói quen này mà chỉ quen đi hỏi và tìm Google. Với mình đó là cách học tốt nhưng trong thực tế nhà tuyển dụng họ cũng không đánh giá cao người cứ gặp vấn đề là đi tìm Google và đi hỏi khắp nơi. Nó cũng liên quan tới bảo mật thông tin dự án…

Có một câu chuyện là người sáng lập trang web buôn bán ma túy quaDeep web bị bắt vì hắn đi hỏi 1 câu trên trang web chuyên hỏi đáp IT là Stackoverflow. Việc đọc tap chí, báo, các blog công nghệ nổi tiếng thể hiện mình là người tiếp thu những kiến thức mới, chịu khó tim hiểu. Nếu bạn chưa biết trang web nào nổi tiếng trong lãnh vực mà mình đang làm thì hãy tìm hiểu ngay đi. Từ khóa cho bạn ” best website for learning XXX” or “best blog for XXX developer” sẽ có rất nhiều

Câu hỏi về mục tiêu cá nhân

Mỗi người có một mục tiêu riêng nhưng nhà tuyển dụng họ muốn ứng viên có mục tiêu rõ ràng, vì khi đó thì bạn mới biết cách học, cách làm việc sao cho hiệu quả và cũng để họ đáp bạn vào vị trí hợp lí với công việc.

Câu hỏi về mong muốn gì khi làm tại công ty

Cái này thì tùy người trả lời, đa số vẫn là mong muốn phát triển bản thân, tìm kiếm môi trường phù hợp để gắn bó lâu dài…hoặc em thích môi trường làm việc với khách hàng Nhật Bản, hoặc thích làm vơi Tây vì gái Tây xinh …

Một vài lưu ý khác

  • Hãy xác định loại công ty mà mình muốn làm, công ty product hay công ty Outsource, và nếu làm product thì làm cho khách hàng ở đâu, Mỹ Âu hay là Nhật Bản, và Outsource cũng vậy.
  • Hãy đặt ra kế hoạch và dự tính từ khi còn là sinh viên, vì sẽ ít áp lực hơn so với những người sắp hoặc đã ra trường.
  • Trang bị cho mình khả năng ngoại ngữ tốt. Nhất là tiếng Anh, nên học cho tốt và cẩn thận. Mình rất tiếc nuối hồi còn năm 1, năm 2 không chịu học tiếng Anh. Giờ mình bắt đầu học lại và hi vọng là ra trường sẽ đủ điều kiện đầu ra. Tạm là thế.
  • Nên phỏng vấn cẩn thận ở mọi công ty, vì họ có liên minh HR với nhau đó. Bạn bị blacklist ở công ty này mà sang công ty cùng liên minh thì xác định tạch từ vòng gửi xe nhé. Nhất là mấy công ty làm cho Hàn, Nhật.

Còn nhiều thứ để chia sẻ nhưng đây là 1 số cái cơ bản. Nếu có dịp mình sẽ chia sẻ nhiều hơn. Cảm ơn đã đọc.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!