Liệu rằng vào công ty lớn có nhanh trưởng thành hơn ?
Đây là bài viết từ một tác giả trong ngành công nghệ ở Nhật, đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các công ty khác nhau. Câu chuyện là ở Nhật, các “công ty lớn ở Việt Nam” so với các “công ty lớn ở Nhật” thì quy mô và chế độ sẽ khác nhau nhiều. Có thể bạn quan tâm: Lập trình viên ra trường làm startup hay làm cho công ty lớn trước? Vì sao lập trình viên chỉ muốn code trong im lặng? So với công ty lớn của Nhật thì có thể nói các công ty Việt Nam đều có môi trường không thuận lợi. Tuy nhiên, trên đà phát triển Việt Nam rồi cũng sẽ gặp các vấn đề tương tự (hay thỉnh thoảng mình đã nghe vấn đề trong bài này từ những người bạn trong khối Doanh nghiệp nhà nước).
Đây là bài viết từ một tác giả trong ngành công nghệ ở Nhật, đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các công ty khác nhau. Câu chuyện là ở Nhật, các “công ty lớn ở Việt Nam” so với các “công ty lớn ở Nhật” thì quy mô và chế độ sẽ khác nhau nhiều.
Có thể bạn quan tâm:
Lập trình viên ra trường làm startup hay làm cho công ty lớn trước?
Vì sao lập trình viên chỉ muốn code trong im lặng?
So với công ty lớn của Nhật thì có thể nói các công ty Việt Nam đều có môi trường không thuận lợi. Tuy nhiên, trên đà phát triển Việt Nam rồi cũng sẽ gặp các vấn đề tương tự (hay thỉnh thoảng mình đã nghe vấn đề trong bài này từ những người bạn trong khối Doanh nghiệp nhà nước).
Ngoài ra, cái nhìn của người Nhật về việc môi trường làm việc liên quan đến sự phát triển của bản thân như thế nào cũng là điều mình nghĩ sẽ có giá trị tham khảo đối với các bạn.
“Công ty lớn có nhiều thời gian để bồi dưỡng nhân tài hơn, chế độ đào tạo cũng hoàn thiện hơn nên vào công ty lớn sẽ dễ trưởng thành hơn”.
Đến bây giờ vẫn có người nói với tôi những lời ngủ mơ như vậy.
“Ở công ty lớn, những người làm việc cùng mình đều là người giỏi”.
Thật vậy sao? Tôi nghĩ đây là câu chuyện của 20 năm về trước, khi bố mẹ của các bạn vẫn còn trẻ mà thôi.
Sự thực là làm việc ở những nơi mà có các yếu tố như “đột ngột bắt đầu một dịch vụ mới”, “công tác tại nước ngoài” thì tất nhiên rồi, ngoài ra, các công ty mạo hiểm, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức Phi lợi nhuận mới chính là những nơi giúp bạn trưởng thành một cách nhanh chóng sau 3 năm đầu tiên đi làm.
Nhanh hơn là nhanh hơn bao nhiêu? Xin trả lời là nhanh hơn đến vài lần.
Đối với những người đã từng làm ở cả 2 loại môi trường mà tôi nói bên trên, điều này rõ ràng còn hơn ban ngày nữa.
Ít nhất thì đối với những người “có thể vào những công ty lớn” thì “công ty lớn” chính là lựa chọn mà theo họ, sẽ khiến trình độ bản thân tiến bộ ít nhất.
“Công ty lớn” có thể định nghĩa là nơi mà “khả năng trưởng thành của bản thân sẽ chậm, tuy nhiên các chế độ đi kèm lại phong phú, là một lựa chọn phù hợp cho những ai coi các chế độ đi kèm là quan trọng”.
Về cơ bản, có một người đi làm nào nghĩ rằng mình sẽ “trưởng thành thông qua chế độ đào tạo của công ty” hay không? Không hề có.
Nếu vậy thì “chính vì lí do công ty có chế độ đào tạo tốt mà mình sẽ dễ trưởng thành” là một quan hệ nguyên nhân kết quả không tồn tại.
Điều khiến con người trưởng thành không phải nằm ở “chế độ đào tạo” mà nằm ở những việc sau.
“Có phải chịu áp lực công việc hay không?” (mục tiêu phải đạt được có khó khăn hay không, trách nhiệm bản thân có quan trọng hay không).
“Có bị yêu cầu phải tạo ra thành quả với những điều kiện làm việc không thuận lợi hay không?”.
Thế nên, làm sao bạn có thể trưởng thành được khi chỉ có kinh nghiệm làm việc ở những điều kiện cực kì thuận lợi, cùng với những lời chỉ dẫn “mới vào công ty thì làm cái này là được” không hề thay đổi suốt cả chục năm trời ở các công ty lớn?
Nhưng bạn đừng hiểu nhầm.
Tôi không hề nói “làm ở công ty lớn thì không thể trưởng thành được”.
Có trưởng thành đấy. So với thời sinh viên của bạn thì trưởng thành nhanh gấp mấy lần là khác. Đi làm thì học được hơn rất nhiều so với ngồi trên lớp.
Tuy nhiên, nếu so với những nơi khác thì tốc độ trưởng thành ở các công ty lớn là chậm, chậm đến một cách ngỡ ngàng.
Chẳng hạn nếu bạn làm ở một doanh nghiệp mạo hiểm, có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ xảy ra những trường hợp như sau.
- Công ty cần người đi công tác ở nước ngoài
- “Cậu, là cậu đấy, chuẩn bị hành lí đi”.
- “Sao cơ ạ? Em ấy ạ? Ối trời ơi!”
Còn ở doanh nghiệp lớn thì nó sẽ thành ra như sau.
- 2 năm một lần, khảo sát toàn bộ nhân viên xem có nguyện vọng đi công tác nước ngoài hay không.
- Đào tạo về tiếng cho những người có nguyện vọng muốn đi.
- Nếu có ít người muốn đi quá thì sẽ tổ chức diễn thuyết cho nhân viên về những điểm hấp dẫn của chi nhánh nước ngoài.
- Bỏ ra vài nghìn đô một tháng thuê một công ty ngoài chuyên đào tạo về “cách lí giải khác biệt văn hóa giữa các quốc gia” cho nhân viên.
- Etc
Đúng là như vậy. Doanh nghiệp lớn thì “chế độ đào tạo sẽ hoàn thiện hơn”.
Tuy nhiên, nếu ai đọc ví dụ trên của tôi mà vẫn nghĩ rằng “vào doanh nghiệp lớn thì bản thân sẽ trưởng thành nhanh hơn” thì những người đó nên vào doanh nghiệp lớn!
Thật ra thì doanh nghiệp lớn cũng có những điều tốt như sau.
Tuy là tốc độ trưởng thành của bản thân sẽ chậm nhưng
- Khó bị đuổi việc, dù có không làm được việc đến mức nào chăng nữa
- Tiến bộ chậm chạp nhưng cũng không cần phải vội vì xung quanh ai cũng chậm như mình
- Được đánh giá cao trong mắt những người thích “ổn định” và “tên tuổi” (có thể có lợi khi bạn đi coi mắt chẳng hạn)
- Phúc lợi tốt nên phù hợp với những người hay bệnh tật hoặc phải chăm người già, con nhỏ. Ngoài ra,
- Có chế độ hỗ trợ công tác nước ngoài nên (có thể) bạn sẽ được học miễn phí lấy một vài cái bằng sắp sửa không còn giá trị gì như MBA
Thay vào đó
- Các quyết định được đưa ra rất chậm (hơn nữa, chẳng một ai biết như thế là chậm)
- Khả năng thực hành công việc lãnh đạo gần như không hề có trong vài năm đầu tiên
- Sản sinh ra một loạt những người “không cho tôi môi trường thuận lợi thì làm sao tôi làm việc được?” hoặc những người
- “Tôi có 3 năm kinh nghiệm rồi” trong khi chưa từng bị yêu cầu phải có một thành quả nào, chưa từng phải đối mặt với một rủi ro nào trong công việc
“Chờ người khác dạy cho” thì không thể trưởng thành được. Vì thế, một chế độ đảm bảo “có người sẽ dạy cho mình” thì có ý nghĩa gì đây?
Điều đó chỉ quan trọng khi bạn còn là học sinh, sinh viên, khi mà vai trò của bạn vẫn chỉ là “được người khác dạy cho để có thể tiến bộ” mà thôi.
Hoàn toàn không phải là điều trên, mà sự tham gia vào những công việc buộc phải tạo ra thành quả trong các điều kiện khách quan bất lợi, mới là điều nuôi dưỡng một con người.
Chính vì vậy, nếu có thể, bạn phải khởi đầu bản thân từ một nơi có “môi trường không thuận lợi”.
Công ty lớn phù hợp với những người “mọi thứ không được chuẩn bị kĩ càng thì không học được” hoặc “không có người ra chỉ thị rõ ràng, tử tế thì không bắt đầu làm được” hoặc “không được cầm tay chỉ việc, không được sửa cho từng li một thì không tiến bộ được”.
Nói một cách khác, đó là nơi rất phù hợp với những người “không có khả năng học hỏi từ thị trường và các yếu tố bên ngoài”.
Phù hợp lắm, với những con người hay nói rằng “môi trường dự án không được thuận lợi như ý em thì em khó phát huy năng lực của bản thân lắm, nhưng phúc lợi và chế độ công ty tốt nên em đành cố gắng vậy”.
Ngoài ra, nếu bạn không phải là người như vậy nhưng bạn ở đó một thời gian dài thì rồi bạn cũng sẽ dần dần trở thành như vậy.
Bởi vì xung quanh bạn, ai cũng như vậy cả.
P/S : Một câu hỏi tôi thường gặp đó là “chính bạn cũng xuất phát từ công ty lớn mà ra đó thôi?”.
Người hỏi tôi như vậy, tôi cần phải nói với bạn thế này.
Ngày mà tôi bắt đầu đi làm là 30 năm về trước. Năm 1983.
Bạn có nhớ thời Minh Trị duy tân không? Sau thời kì đó, một thương nhân đã từng là Samurai nói với bạn rằng “thời đại của Samurai đã chấm dứt rồi”.
Sau đó bạn hỏi lại rằng “nhưng chính chú cũng từ Samurai mà ra còn gì?”.
Bạn thấy có hợp lí không? Câu hỏi của bạn tôi thấy cũng tương tự như vậy.
Cháu nói vậy thì cháu cứ làm Samurai đi, tùy cháu!
Nguồn : https://techtalk.vn/
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!