Ngành công nghệ thông tin có gì ngoài code ?

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 4354 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Bài viết dành cho các bạn trẻ sẽ và sắp chọn công nghệ thông tin là con đường học vấn tiếp theo trong 4-5 năm đại học hoặc những bạn trẻ còn chưa biết "học công nghệ thôn tin ra trường làm gì ?"


Có lẽ những bạn trẻ đang đọc bài viết này là những newbie hoặc những tay mơ mới vào trường được vài tháng hoặc 1 năm rồi mà vẫn chưa biết mình ra trường làm gì. oke chúng ta cùng bắt dầu tìm hiểu nào.

CÁC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH CNTT 

Học ngành CNTT ra trường làm gì? Đây không những là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh có con đang theo học trong lĩnh vực này mà còn do chính người trong cuộc hỏi như thế. Hãy xem 10 nghề dưới đây để hiểu rõ hơn ngành CNTT.

1. Lập trình viên (CNTT)

Lập trình viên tạo ra, kiểm thử và xử lý các vấn đề của chương trình máy tính, họ cũng là người nâng cấp và sửa chữa chương trình đó. Hầu hết họ làm việc trong công ty viết và bán phần mềm, nhưng cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khác. Nhiều lập trình viên làm việc trong các lĩnh vực khác. Nhiều lập trình viên làm việc trong dự án như một chuyên gia, họ được thuê chỉ để hoàn thành một chương trình nhất định. Khi công nghệ phát triển, nhu cầu về lập trình viên làm việc cho những chức năng cơ bản của máy tính giảm đi. Tuy nhiên, nhu cầu về lập trình viên cho những chương trình nâng cao, chuyên biệt vẫn tiếp tục tăng lên.

Kết quả hình ảnh cho lập trình viên meme

Trong cách nói của ngành, coder thì giống với mấy tay công nhân trong một dây chuyền sản xuất, ngược lại lập trình viên (programmer) là những kỹ sư trong nhà máy. Lập trình viên là người sử dụng bộ não, có sức tưởng tượng tuyệt vời để tạo ra nhiều thứ. Những phần mềm lớn thường có hàng triệu dòng code thì được thiết kế và phát triển bởi một nhóm các lập trình viên (programmer).

Coder thì chỉ nghe theo các chỉ dẫn để viết code, ước lượng và kiểm thử những mô-đun nhỏ trong một chương trình lớn. Một sinh viên ngành Khoa học Máy tính từ Học viện Công nghệ Mumbai sẽ được đặt vào đó nếu công việc lập trình yêu cầu ở mức độ tốt nghiệp đại học với những kiến thức về các thuật toán phức tạp và các phương thức lập trình, ngược lại coder thì chỉ yêu cầu kiến thức tốt nghiệp trung học phổ thông là đủ.

Coding là một công việc khá cơ bắp. Nó thường lặp đi lặp lại và đơn điệu. Coder hiểu rõ điều đó. Họ cảm thấy bị bế tắc trong công việc của mình. Họ đã bị rơi vào một cái bẫy khi mà người ta đã quá cường điệu và thổi phồng về ngành công nghiệp phần mềm và bây giờ khi nhận ra rằng mặc dù địa vị của họ vẫn được ca ngợi trong xã hội, nhưng về mặt trí tuệ thì họ đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

2. Chuyên gia phân tích hệ thống (System Analyst)

Các chuyên gia tuân thủ các bước đã được mô tả trong vòng đời hệ thống. Họ sẽ lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống mới hoặc tổ chức lại các tài nguyên máy tính của công ty để sử dụng một cách tốt nhất. Chuyên gia phân tích tuân thủ tất cả các bước trong vòng đời hệ thống bao gồm: khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.

Kết quả hình ảnh cho chuyên gia phân tích hệ thống

3. Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator)

Họ sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả nhất. Thêm vào đó, quản trị cơ sở dữ liệu cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ thống. Quản trị cơ sở dữ liệu là một ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực CNTT.

Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu hay còn được gọi là DBA. DBA là người có nhiệm vụ cài đặt, sao lưu, kiểm soát, xử lý, duy trì hệ thống dữ liệu an toàn. Họ là những người thiết kế, “chăm sóc” hệ thống thông tin. Công việc của họ là tìm ra cách lưu trữ hiệu quả nhất, nhằm đưa thông tin tới người cần vào đúng thời điểm. Họ còn là người xác định nhu cầu của người sử dụng, thiết lập và đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.

quản trị cơ sở dữ liệu là gì

Công việc của nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Giám sát mọi truy cập

Để đảm bảo cho sự an toàn của cơ sở dữ liệu, người quản trị có vai trò tìm hiểu và giám sát truy cập của người dùng. Tức là họ sẽ đảm bảo sự thông suốt, chính xác và nhanh chóng trong quá trình người dùng tìm kiếm kết nối đến cơ sở dữ liệu.

Người quản trị cơ sở dữ liệu là những người có toàn quyền và phải chịu trách nhiệm với hệ thống. Vì thế nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) phải kiểm soát quyền truy cập và các quyền ưu tiên.

Thiết kế, thay đổi CSDL cho hợp lý

Người quản trị cơ sở dữ liệu còn có vai trò lên ý tương thiết kế cơ sở dữ liệu. Có thể là thay đổi khi cần để đảm bảo phù hợp. Đảm bảo việc sử dụng trong thời gian lâu dài phù hợp với các phiên bản mới.

Tổ chức, hướng dẫn

Người quản trị cơ sở dữ liệu là người hiểu rõ nhất về cơ sở dữ liệu. Vì vậy trong công việc học là người  viết tài liệu về cơ sở dữ liệu.  Bao gồm các dữ liệu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, định nghĩa,…

Phát triển, quản lý đảm bảo sự chính xác, toàn vẹn cho CSDL

Trong môi trường kỹ thuật công nghệ luôn thay đổi, người quản trị CSDL cũng luôn phải phát triển, cập nhật hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Công việc của họ là quản lý, kiểm tra các kế hoạch sao lưu, phục hồi. Nhằm mục đích đảm bảo quy trình lưu trữ hoạt động thông suốt, chính xác. Kết hợp cùng các nhân viên kỹ thuật, vận hành, ứng dụng đảm bảo cơ sở dữ liệu toàn vẹn, bảo mật.

4. Nhà quản lý hệ thống thông tin (Information System Manager)

Hiểu một các đơn giản, Hệ thống thông tin quản lý là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức - doanh nghiệp.

Nhiều người cho rằng MIS giống với ngành Công nghệ thông tin hay khoa học máy tính, nhưng thực tế không hẳn vậy. MIS tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết các làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.

Kết quả hình ảnh cho Nhà quản lý hệ thống thông tin

Sinh viên khi theo học ngành Hệ thống thông tin quản lý sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng mềm cần thiết. Các bạn sẽ được tiếp cận cách quản lý dự án công nghệ thông tin, lập trình web, mạng và truyền thông,.. Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: tư duy logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,….

Đến thời điểm hiện tại, nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang có nhu cầu cao về nhân lực nắm vững kiến tức cơ bản về quản lý và kinh doanh để trợ giúp hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách, dự án về phát triển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội của các bạn đang theo học trong lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý.

Sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý, các kỹ sư cử nhân có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trong các cơ quan, xí nghiệp như: thiết kế và quản lý một hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh; các bạn cũng có thể tự tin đứng vào vị trí chuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống; Quản trị viên hệ thống thông tin; Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án; Nếu đam mê lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy bạn có thể học lên cao để tham gia vào các trường đại học cao đẳng có đào tạo chuyên ngành này.
Bài viết trên phần nào đã cung cấp những thông tin toàn cảnh về ngành Hệ thống thông tin quản lý. Ngoài những thông tin “Hệ thống thông tin quản lý là gì? Ra trường làm gì?” đã nhận được từ bài viết trên, các bạn có thể tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan khác như: ngành Hệ thống thông tin xét tuyển những tổ hợp môn nào học những gì, học ở đâu...? để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của mình.

5. Chuyên gia mật mã (Cryptographer)

Cryptography (hay crypto) - mật mã học – ngành khoa học nghiên cứu về việc giấu thông tin. Cụ thể hơn, mật mã học là ngành học nghiên cứu về những cách chuyển đổi thông tin từ dạng "có thể hiểu được" thành dạng "không thể hiểu được" và ngược lại. Cryptography giúp đảm bảo những tính chất sau cho thông tin:

  • Tính bí mật (confidentiality): thông tin chỉ được tiết lộ cho những ai được phép.
  • Tính toàn vẹn (integrity): thông tin không thể bị thay đổi mà không bị phát hiện.
  • Tính xác thực (authentication): người gửi (hoặc người nhận) có thể chứng minh đúng họ.
  • Tính không chối bỏ (non-repudiation): người gửi hoặc nhận sau này không thể chối bỏ việc đã gửi hoặc nhận thông tin.

Mật mã có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như bảo vệ giao dịch tài chính (rút tiền ngân hàng, mua bán qua mạng), bảo vệ bí mật cá nhân... Nếu kẻ tấn công đã vượt qua tường lửa và các hệ thống bảo vệ khác thì mật mã chính là hàng phòng thủ cuối cùng cho dữ liệu của bạn.

Cần phân biệt khái niệm cryptography với khái niệm steganography (tạm dịch là giấu thông tin). Điểm khác nhau căn bản nhất giữa hai khái niệm này là: cryptography là việc giấu nội dung của thông tin, trong khi steganography là việc giấu sự tồn tại của thông tin đó.

Cryptosystem (viết tắt của cryptographic system): hệ thống mã hóa thông tin, có thể là phần mềm như PGP, Ax-Crypt, Truecrypt... giao thức như SSL, IPsec... hay đơn giản là một thuật toán như DES.

Encrypt (encipher): mã hóa – quá trình biến đổi thông tin từ dạng ban đầu - có thể hiểu được thành dạng không thể hiểu được, với mục đích giữ bí mật thông tin đó.

Decrypt (decipher): giải mã – quá trình ngược lại với mã hóa, khôi phục lại thông tin ban đầu từ thông tin đã được mã hóa.

Plaintext (cleartext): dữ liệu gốc (chưa được mã hóa).

Ciphertext: dữ liệu đã được mã hóa.

Lưu ý: từ text (hay message) ở đây được dùng theo quy ước, được hiểu là tất cả những dữ liệu được mã hóa (hay giải mã) chứ không chỉ là văn bản chữ như nghĩa thông thường. Khi dịch ra tiếng Việt, từ "văn bản" và từ "thông điệp" cũng tuân theo quy ước tương tự.

Cipher (hay cypher): thuật toán dùng để thực hiện quá trình mã hóa hay giải mã. Trong khuôn khổ bài viết này gọi tắt là thuật toán.

Key: chìa khóa – thông tin dùng cho qui trình mã hóa và giải mã.

(Xem "Sơ đồ mã hóa và giải mã một thông điệp")

Code: cần phân biệt code trong mật mã học với code trong lập trình hay code trong Zip code... Trong cryptography, code (mã) có ý nghĩa gần như là cipher (thuật toán). Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: code biến đổi thông tin ở tầng nghĩa (từ, cụm từ) còn cipher biến đổi thông tin ở tầng thấp hơn, ví dụ chữ cái (hoặc cụm chữ cái) đối với các thuật toán cổ điển hay từng bit (hoặc nhóm bit) đối với các thuật toán hiện đại.

Cryptanalysis: nếu coi mật mã học là việc cất dữ liệu của bạn vào một cái hộp sau đó dùng chìa khóa khóa lại, thì cryptanalysis là ngành nghiên cứu những phương pháp mở hộp để xem dữ liệu khi không có chìa khóa.

Kết quả hình ảnh cho Chuyên gia mật mã

6. Quản trị mạng (Network Administrator)

Là nhân viên quản lý các mạng LAN và WAN của công ty. Họ có trách nhiệm thiết kế, thực hiện cài đặt và duy trì sự hoạt động của các mạng nói trên. Trách nhiệm này còn bao gồm cả việc đảm bảo sự hoạt động trơn tru của phần cứng và phần mềm có liên quan đến mạng Internet và Internet trong công ty. Các nhân viên này chuẩn đoán và khắc phục các sự cố liên quan đến mạng. Một số quản trị mạng còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các chính sách an ninh mạng.

Người quản trị hệ thống mạng phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.

Công việc cụ thể của một quản trị mạng sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử thì cần phải tới 1 phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm. Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng.

Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của Website đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.

Ngành quản trị mạng trong những năm gần đây đang thu hút được rất nhiều bạn trẻ đam mê về công nghệ theo học. Tuy nhiên với đặc thù công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên sâu nên rất ít người có thể đáp ứng được, cộng thêm với yếu tố cần của thị trường là lớn. Nhận thấy rằng nhu cầu tuyển dụng các nhân viên quản trị hệ thống mạng máy tính và kiêm nhiệm quản trị website khá lớn.

Kết quả hình ảnh cho Quản trị mạng là gì

Nói đến mức lương của ngành quản trị mạng, theo đánh giá thì ngành này thuộc vào nhóm ngành có thu nhập khá. Mức lương ngành giao động từ 200$ – 700$/tháng tùy từng vị trí và vai trò. Ngành quản trị mạng cũng được chia thành nhiều ngách nhỏ như QTM chuyên lo bảo mật, chuyên thiết kế mạng, hoặc chuyên về các máy chủ, nên lương cũng trả tùy theo, nói chung lương quản trị bảo mật cao hơn một chút, trung bình vào khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, còn những người có khả năng làm luôn bảo mật, lo luôn cho server, quản lý được luôn NT/Samba Domain, thiết kế LAN-WAN thì lương rất cao.

Để có thể đáp ứng được yêu cầu để có thể làm được nghề Quản trị mạng thì cần phải nắm rõ kiến thức về CCNA, Windows Server, Linux, Unix, CEH…

Nếu bạn còn đang phân vân rằng có nên học quản trị mạng hay không? thì sau khi đọc bài viết này bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho mình. Bạn có đam mê với ngành công nghệ thông tin cụ thể là ngành quản trị mạng thì còn chần chừ gì mà không tham gia học tập ngay ngành này với sự “Khát” nhân sự chưa bao giờ là hết HOT.

7. Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)

Kỹ sư phần mềm là những người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính. Ứng dụng những nguyên tắc, công nghệ trong từng giai đoạn phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle), họ tạo ra sản phẩm phần mềm và các hệ thống khác trên máy tính. Họ sử dụng các kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Kỹ sư phần mềm thường có bằng cấp về khoa học máy tính. Họ có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, họ luôn muốn chủ động trong tìm kiếm, học hỏi những kiến thức mới và có kĩ năng giao tiếp.

Kỹ sư phần mềm cần nắm vững những kỹ năng, kiến thức công nghệ liên quan đến công việc của họ:

  • Viết code và lập trình (Programming & coding). Lưu ý sự khác nhau giữa hai công việc này.
  • Nền tảng của ngành khoa học máy tính.
  • Thiết kế và kiến trúc phần mềm.
  • Giải thuật và cấu trúc dữ liệu.
  • Phân tích thông tin, yêu cầu.
  • Tìm kiếm và sửa lỗi (debugging) phần mềm.
  • Kiểm thử (testing) phần mềm, đảm bảo phần mềm chạy đúng yêu cầu, được tối ưu hóa và không bị lỗi.

Ngoài ra, những kỹ năng mềm cũng quan trọng đối với các kỹ sư phần mềm:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và suy luận logic.
  • Làm việc nhóm và quản lý nhóm
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo
  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày (presentation skill)
  • Kỹ năng quản lý dự án
  • Kỹ năng ra quyết định & quản lý rủi ro.Kỹ năng của kỹ sư phần mềm

Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng tăng, và ngành CNTT luôn có sức hấp dẫn. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Ở một số nơi trên thế giới, số lượng kỹ sư phần mềm thực tế dự kiến ​​sẽ tăng lên tới 30% vào năm 2020, theo Computerworld. Tại Việt Nam, theo một báo cáo gần đây, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm tăng 56% trong năm 2019 và không có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2020. Báo cáo cũng cho thấy năm 2020, nhu cầu nhân lực phần mềm là 400,000 nhân sự và tăng lên 500,000 người vào 2021.

Hơn nữa, nhu cầu cao về nghề nghiệp dành cho các lập trình viên phần mềm có nghĩa là áp lực về công việc sẽ tăng lên kèm theo lương cũng tăng dành cho các kỹ sư phần mềm tương lai. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.

Lương kỹ sư phầm mềm tại Việt Nam

8. Quản trị Web (Webmaster)

Quản trị website là tập hợp nhiều việc được thực hiện sau khi xây dựng website như viết nội dung cho website, xử lý các nội dung, hình ảnh phù hợp cũng như việc thực hiện tối ưu trải nghiệm người dùng. Người quản trị website (webmaster) thường được biết đến là người thành thạo mã HTML, là người trực tiếp quản lý tất cả các thành phần của trang web. Dựa trên loại trang web họ quản lý, các webmaster thường thành thạo các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Javascript, PHP,… Họ cũng thường biết cách thiết lập máy chủ web giống như quản trị viên của máy chủ.

– Website có một lộ trình xây dựng cũng như phát triển. Vì thế, website phải được chăm sóc bằng các cách khác nhau như cập nhật nội dung, sửa lỗi và bảo trị web.

– Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp hay cá nhân trên thế giới internet hiện nay. Vì thế, website phải luôn được chăm sóc để gần gũi hơn với người dùng, giúp người dùng tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn.

– Công việc quan trọng luôn là cập nhật nội dung, và đó là một phần của quản trị website. Trải nghiệm người dùng cũng như khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với người dùng phụ thuộc nhiều vào nội dung website cung cấp cho họ.

Sẽ có rất nhiều công việc để quản trị website, phát triển website bền vững, nên một quy trình quản trị nên bao gồm:
– Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp: Website khi được xây dựng, nội dung có sẵn chỉ mang tính demo cho sản phẩm, chính vì thế khiến nội dung không gắn kết đúng với dữ liệu của doanh nghiệp hoặc nội dung mà cá nhân muốn truyền tải cho người dùng, khách hàng cảu mình. Chính vì thế, người quản trị website sau khi tiếp nhận phải là người tạo nội dung hay chỉnh sửa những nội dung sẵn có cho phù hợp với website.
– Thường xuyên cập nhật nội dung: Bạn muốn khách hàng tương tác với website, hiểu hơn về doanh nghiệp hay cập nhật những thông tin hữu ích cho họ. Thì cập nhật nội dung cho website chính là “dấu ấn” để hấp dẫn người xem, khách hàng. Cùng những công dụng trên, cập nhật nội dung thường xuyên cũng giúp cho các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn website của bạn.
– Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh: Thế giới internet thay đổi liên tục, chính vì thế website cũng trở nên thường xuyên dính lỗi, do code web, do dữ liệu hay do thay đổi của môi trường internet. Những lỗi phổ biến mà người dùng hay gặp như lỗi hình ảnh, đường dẫn bị thay đổi, code bị lỗ hổng… Trong đó rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng đến trải nghiệm web cũng như khách hàng.
– Tối ưu những trải nghiệm: Tối ưu website có thể giải thích đơn giản là việc tối ưu cho công cụ tìm kiếm như Google và tối ưu cho trải nghiệm của người dùng.
– Quảng bá website: Website không thể phát triển nếu không thực hiện quảng bá, quảng cáo hay tối ưu để tiếp cận đến nhiều khách hàng, người dùng hơn. Vì thế, tối ưu website, thực hiện phát triển website qua các kênh mạnh xã hội, tìm kiếm hay các diễn đàn là công việc của quản trị viên website.

9. Kỹ thuật viên máy tính (CNTT)

Sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính. Họ có thể làm việc trên mọi loại thiết bị, từ máy tính cá nhân, máy chủ đến máy in. Một số kỹ thuật viên máy tính có trách nhiệm cài đặt hoặc duy trì mạng máy tính. Những kỹ thuật viên kinh nghiệm có thể làm việc với các sư máy tính để chuẩn đoán vấn đề và thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đối với các hệ thống phức tạp. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị máy tính sẽ trở nên phức tạp hơn, do đó, nhu cầu về công việc trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tăng.

Những người hiện đang hành nghề KTV ở Bình Định chủ yếu là nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị tin học (DNTH). Họ là những người đã tốt nghiệp ĐH,  chuyên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) và học qua lớp KTV, trong số đó phần lớn là những người đã tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ.Thế nhưng trên thực tế những công việc lẽ ra dành cho các KTV "chính hiệu" lại thuộc về những sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH chuyên ngành CNTT. Anh Như - cử nhân CNTT.

Kết quả hình ảnh cho Kỹ thuật viên máy tính

10. Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật (Technical Writer)

Các chuyên viên chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật và văn bản khoa học hay kỹ thuật khác. Hầu hết các chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật làm việc cho các công ty máy tính, cơ quan Chính phủ hoặc viện nghiên cứu. Họ chuyển thông tin kỹ thuật thành những hướng dẫn hoặc bản tóm tắt dễ hiểu. Khi mà công nghệ mới liên tục phát triển và mở rộng, nhu cầu về chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật, những người có khả năng truyền đạt kiến thức chuyên môn tới người khác, được kỳ vọng sẽ tăng lên.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!