Samsung trở thành tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới như nào? Câu chuyện cạnh tranh với iPhone

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 651 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Tờ Dailymail vừa có bài viết về sự hình thành và phát triển lên tới ngôi vị số 1 ngành công nghiệp smartphone của Samsung. Là những người xuất phát sau nhưng Samsung dần bắt kịp các công ty điện tử có tiếng của Nhật như Sony và sau đó là tầm cỡ thế giới. Cũng có những chi tiết thú vị trong bài viết này bao gồm việc cạnh tranh với Apple, sự ra đời cái tên Galaxy hay sự cố pin của Galaxy Note 7.


Lần marketing đầu tiên đáng chú ý và gây tiếng vang lớn nhất là lần xuất hiện của điện thoại Samsung tại lễ trao giải Oscar 2014 ở nhà hát Dolby. Khi đó, diễn viên hài Ellen DeGeneres là người được chọn, cầm smartphone của Samsung trên tay, cô tiếp cận nữ diễn viên Meryl Streep và nảy ra một ý định cùng nhau chụp một tấm hình selfie rồi chia sẻ lên Twitter để phá kỷ lục retweet trên mạng xã hội này. Sau đó, hai người cùng rủ thêm nhiều diễn viên khác nữa trong đó có cả Bradley Cooper, Julia Roberts, Brad Pitt, Jolie… để cùng nhau chụp một tấm hình.

Ellen gặp phải một sự cố mà có lẽ cô sẽ nhớ mãi. Do mới sử dụng điện thoại của Samsung nên cô loay hoay với nó và không biết cách để chụp một tấm hình hoàn hảo. Cooper đứng gần đó thấy vậy đã vơ lấy điện thoại và chụp dùm Ellen tấm hình có sự góp mặt của 7 huyền thoại Hollywood, những người đã cùng nhau thắng 10 giải Oscar và kiếm được 9 tỉ USD. Chỉ sau một giờ chia sẻ, tấm hình đã được retweet hơn 1 triệu lần. Tới ngày hôm sau, con số đó đã tăng lên 3 triệu lần chia sẻ lại. Cũng nhờ tấm hình đó, điện thoại Galaxy Note của Samsung bước ra thế giới một cách hùng hồn nhất. Đó là khoảnh khắc của Samsung.

Ý tưởng này thuộc về các sếp lớn tại Samsung. Khi đó, họ thấy những diễn viên thường cầm iPhone trên tay và Apple nghiễm nhiên có cơ hội được quáng cáo điện thoại của mình một cách tự nhiên, truyền miệng và quan trọng hơn, nó miễn phí. Có ý tưởng nhưng Samsung cũng phải đào tạo để Ellen, người quen dùng iPhone, sử dụng điện thoại của Samsung cho thời khắc lịch sử. Kết quả là quý tài chính đó, Samsung bán được 85 triệu smartphone, bằng cả LG, Lenovo, Huawei và Apple cộng lại.

Câu chuyện về sự cạnh tranh giữa Samsung và Apple có từ những ngày đầu của thị trường smartphone hiện đại. Trong nhiều năm, Samsung đảm nhiệm cung cấp linh kiện để Apple làm iPhone. Sau đó năm 2010, chiếc Galaxy S ra mắt và được đặt danh hiệu ‘iPhone killer’. Steve Jobs khi đó cũng rất giận dữ, ông nói muốn có chiến tranh hạt nhân với Android, nền tảng mà Samsung sử dụng. Apple cũng cáo buộc Samsung sao chép thiết kế kiểu dáng, tính năng của iPhone. Không dừng lại, Samsung tiếp tục tung ra nhiều smartphone sáng tạo, trong đó là dòng Galaxy Note với màn hình lớn, bút stylus. Apple sau đó cũng phải tăng kích thước màn hình iPhone lên to hơn để cạnh tranh.

“Chúng tôi có một mục đích – là đánh bại Apple”.

Hành động cạnh tranh và coi Apple là đối thủ xuất hiện mọi ngõ ngách trong tập đoàn. Những chiếc xe tải chở táo tươi tới văn phòng Samsung, được đặt trên bàn nơi nhân viên tới uống cà phê và họ được khuyến khích cắn một miếng táo. Trên thực tế, số phận và sự hình thành nên thương hiệu Samsung gắn liền với những cuộc chiến tranh.

Một chiếc TV Samsung mình mới thấy

Người sáng lập ra Samsung, Lee Byung-chul (BC Lee), mở một cửa hàng bán rau và cá khô năm 1938 có tên Samsung Sanghoe (của hàng 3 ngôi sao) tại Hàn Quốc, thời thuộc địa của Nhật, cung cấp thực phẩm cho người Nhật. Lee đã bị quyến rũ và sau đó cố gắng sao chép phong cách zaibatsu (tiếng Nhật có nghĩa nhóm thịnh vượng), vốn để chỉ những tập đoàn kinh tế công nghiệp trụ cột của đế quốc Nhật.

Năm 1950, Lee khi đó rất giàu có đã chuyển trụ sở về thủ đô Seoul, Hàn Quốc, đó cũng là thời điểm cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Trong suốt cuộc chiến, tài sản, nhân viên và gia đình những người làm cho Samsung đều bị ảnh hưởng nặng nề nhưng Lee vẫn quyết tâm tái thiết công ty nhờ những mối quan hệ và hiểu biết chính trị. Bằng cách nhập nguyên liệu len thô và sản xuất quần áo, tới cuối những năm 1950, Lee đã được coi là người giàu nhất Hàn Quốc.

Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo đã vươn lên thành một trong những nền kinh tế thành công nhất thế giới chỉ sau hai thế hệ.

Tới những năm 1960, ngành nghề kinh doanh của Samsung bao gồm ngân hàng, nhà máy đường, nhà máy len, công ty bảo hiểm, cửa hàng và cả trường Đại học Confucian. Sau sự cố tham nhũng và buộc phải rời đi, Lee quay trở lại Samsung ở thời điểm tập đoàn chuyển hướng sang điện tử, mở nhà máy sản xuất đầu tiên năm 1983. Khi Lee chết năm 1987, Samsung đã thu hẹp khoảng cách với các đại gia điện tử của Nhật, trong đó có Sony.

Lee Kun-hee, con trai của BC Lee được chọn để điều hành tập đoàn, người có rất nhiều tin đồn xấu, scandal nhưng cũng có nhiều đóng góp cho sự thành công của Samsung. Lee Kun-hee dành phần lớn thời gian rảnh rỗi tại trường đua, chiếc xe yêu thích của ông là Porsche 911. “Khi lái với tốc độ 320km/h bạn sẽ thấy cuộc sống thật mong manh. Nó khiến bạn cảnh giác cao độ và xả stress hiệu quả”. Những tin đồn khác bao gồm ông là người phụ thuộc vào thuốc kê đơn, có nhiều mối quan hệ ngoài luồng và có 95 đứa con. Trong một video bị lộ, người ta thấy Lee Kun-hee đang ngồi trên ghế xem TV và có 4 cô gái để phục vụ tình dục. Trên tất cả, Lee Kun-hee đã giúp tạo dựng văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn và có hẳn một cuốn sách tổng hợp những danh ngôn theo triết lý của ông. Lee Kun-hee từng nói bỏ sót tài năng là một cái tội.

‘Made in Korea’ khi đó là một trò đùa.

Lee nhận thấy cần phải có cách mạng về quản lý. Ông học hỏi từ các dây truyền sản xuất xe hơi của Đức, thuê những kỹ sư thiết kế công nghệ tài ba của Mỹ và đi thăm ngôi đền Taj Mahal để lấy cảm hứng. Ông nói với những người quản lý về kỹ năng shokunin của người Nhật, họ là những người có tay nghề cực tinh vi khi có thể cho tay vào một bát gạo khô và lấy ra đúng 250 hạt, đủ để làm một miếng sushi. Một ví dụ khác, ông so sánh thiết bị điện tử với quả chuối. Ông nói “thiên nhiên là nhà thiết kế tài ba. Quả chuối vừa vặn trong túi quần, nó được bao bọc trong một lớp vỏ hoàn hảo, màu sắc sẽ cho chúng ta biết khi nào nó chín. Giờ hãy tưởng tượng bạn có thể thiết kế một sản phẩm dựa trên những nguyên tắc đó”. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của Lee, Samsung vươn lên trở thành gã khổng lồ trong ngành công nghiệp điện tử của thế giới.

Sản phẩm smartphone cao cấp đầu tiên của Samsung có tên Galaxy S ra mắt năm 2010, 3 năm sau sự xuất hiện của iPhone. Cái tên Galaxy được chọn sau khi các giám đốc cấp cao được thưởng thức một chai vang đỏ California giá 95 USD, nó rất tuyệt. Trong năm 2011, Samsung vượt Apple trở thành hãng smartphone số 1 thế giới. Nhưng 2 năm sau khoảnh khắc lịch sử tại Oscar, họ gặp phải một sự cố rất nghiêm trọng có thể mang Samsung tới bờ vực khủng hoảng. Galaxy Note 7 ra mắt với những kỳ vọng rất lớn nhưng nó gặp phải vấn đề về pin và những rắc rối bắt đầu ập đến.

Nhiều trường hợp cháy nổ xảy ra, Samsung phải thu hồi máy. Các nhà làm luật và công chúng chờ một câu trả lời từ Samsung. Danh tiếng của Samsung bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các hãng bay thì cấm hành khách mang Note 7 lên máy bay. Samsung muốn mọi người tin rằng sự cố nằm ở viên pin nhưng họ cần hành động thật nhanh để tránh thương hiêu bị sụp đổ. Hai tuần sau, Samsung ngưng bán và thu hồi 1 triệu trong tổng số 2,5 triệu máy bán ra, biến nó trở thành thảm họa thương hiệu lớn nhất trong lịch sử.

Scandal sau đó cũng khép lại. S8 ra mắt năm 2017 lại thành công và nhận được nhiều cảm tình từ người dùng. Vài tháng sau, Samsung vượt Apple trở thành công ty công nghệ có lãi nhiều nhất thế giới với 12,1 tỉ USD trong quý 2 năm 2017.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!