Top 5 công nghệ lập trình viên không thể bỏ qua trong thời đại 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho ngành công nghệ thông tin. Điển hình là nhu cầu về nguồn nhân lực tăng mạnh nhưng đòi hỏi phải có chất lượng cao.
Đứng trước thực tế này đòi hỏi các bạn sinh viên phải không ngừng trau dồi các kỹ năng công nghệ mới. Các chuyên gia trong ngành khuyến khích các bạn nên cập nhật sớm 5 công nghệ dưới đây để “vượt bão” và thành công hơn.
Công nghệ Python
Python là tên gọi của một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến, chạy trên nền tảng MacOSX, Windows, Linux. Đây là loại ngôn ngữ lập trình có tính hướng đối tượng, dễ học và có tính ứng dụng cao.
Ngôn ngữ Python không chỉ được ứng dụng trong ngành lập trình web, khoa học tính toán số liệu mà còn được xem là nhân tố chính để tạo nguyên mẫu phần mềm, tiêu biểu là các phần mềm game. Google, Microsoft và nhiều tập đoàn, công ty tin học đã từng sử dụng để vận hành hệ thống dịch vụ của mình và đạt được nhiều thành công.
Công nghệ Java
Java cũng là một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến có tính độc lập về nền tảng và hướng đối tượng đầy đủ nhất. Loại ngôn ngữ này được hình thành và phát triển từ những năm 1990 thế nhưng đến nay vẫn không hề giảm bớt sức“hot” bởi những ứng dụng vừa gần gũi lại vừa quan trọng.
Ngôn ngữ này được ứng dụng khá nhiều, từ việc tạo các trang web thương mại điện tử, khoa học đến các ứng dụng trong lĩnh vực giao dịch tài chính điện tử. Các ngân hàng đầu tư toàn cầu như Goldman Sachs, Citigroup, Barclays, Standard Chartered đã sử dụng Java để viết các hệ thống giao dịch điện tử, các hệ thống xác nhận và kiểm toán, các dự án xử lý dữ liệu và một số công việc quan trọng khác. Ngoài các ứng dụng trên Java còn được biết đến như một thành tố quan trọng để tạo nên các ứng dụng game, ứng dụng destop…
Công nghệ JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ lập trình kịch bản phía máy khách (client – side) duy nhất được tạo ra vào năm 1995. Loại ngôn ngữ này có tính phổ biến và ứng dụng rất cao, được sử dụng ở hầu hết các trang web trên internet tạo tính tương tác cao.
Cũng giống như Python, Java, JavaScript được ứng dụng để lập trình web, thiết lập các ứng dụng trên điện thoại di động, ứng dụng trên destop và game. Ngoài ra các slideshow, pop-up quảng cáo và tính năng autocomplete của Google cũng là những là “tuyệt phẩm” được viết bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript.
Công nghệ Big data
Big data là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Đây là công nghệ được hình từ năm 2001 và có nhiều ứng dụng quan trọng.
Đối với doanh nghiệp: Nó giúp thu thập dữ liệu hành vi người dùng để các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp với nhu cầu nhằm gia tăng lợi nhuận. Các ứng dụng mua sắm trên EBay, Amazon… chính là sản phẩm của big data. Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP, Dell là những đơn vị đã đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ này.
Đối với các tổ chức phi chính phủ: Big data hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động phân tích dữ liệu, dự đoán được tỉ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai…
Xét trên một khía cạnh khác nguồn dữ liệu big data này còn giúp con người có những trải nghiệm mua sắm, tiêu dùng tốt hơn.
Công nghệ IOS/Android
IOS và Android là 2 hệ điều hành phổ biến được cài đặt trên các thiết bị di động hiện nay. Mỗi hệ điều hành đều có những ưu điểm riêng nhưng đều có chung mục đích là tạo lập các ứng dụng, chương trình tiện ích nhằm mang đến người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Android là hệ điều hành được phát triển bởi Google vào năm 2007. Ngoài Google còn có các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Sony, HTC… chú trọng đầu tư, phát triển mảng công nghệ này.
IOS cũng chính thức ra mắt vào năm 2007 bởi Apple với sản phẩm đầu tiên là Iphone. Hiện nay công nghệ này còn được đầu tư phát triển và ứng dụng rộng rãi trên cả iPad, iPod Touch…
Trên đây là top 5 công nghệ đang được ứng dụng và góp phần vào xu hướng tự động hóa, mang tới sự thay đổi vũ bão trong cách mạng công nghiệp 4.0. Các bạn trẻ yêu thích CNTT, muốn “vượt bão” cần nhanh chóng nắm bắt những công nghệ này để không bỏ qua cơ hội thăng hoa sự nghiệp trong kỷ nguyên 4.0.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!