Trí tuệ nhân tạo đã dự báo dịch Covid-19 từ năm 2019
Từ ngày cuối cùng của năm 2019, một công ty theo dõi sức khỏe tại Canada đã gửi đi cảnh báo về bệnh dịch nguy hiểm tới những khách hàng của mình. Ngày 9/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới nhận được thông tin về dịch bệnh giống như cúm tại Trung Quốc gây ra nhiều ca viêm phổi. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ CDC nhận được nguồn tin từ trước đó 3 ngày. Tuy nhiên, cả 2 đều chậm hơn so với một nền tảng theo dõi sức khoẻ của Canada, khi công ty này đã gửi cảnh báo tới khách hàng từ ngày 31/12.
Từ ngày cuối cùng của năm 2019, một công ty theo dõi sức khỏe tại Canada đã gửi đi cảnh báo về bệnh dịch nguy hiểm tới những khách hàng của mình.
Ngày 9/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới nhận được thông tin về dịch bệnh giống như cúm tại Trung Quốc gây ra nhiều ca viêm phổi. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ CDC nhận được nguồn tin từ trước đó 3 ngày. Tuy nhiên, cả 2 đều chậm hơn so với một nền tảng theo dõi sức khoẻ của Canada, khi công ty này đã gửi cảnh báo tới khách hàng từ ngày 31/12.
Ngày 9/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới nhận được thông tin về dịch bệnh giống như cúm tại Trung Quốc gây ra nhiều ca viêm phổi. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ CDC nhận được nguồn tin từ trước đó 3 ngày. Tuy nhiên, cả 2 đều chậm hơn so với một nền tảng theo dõi sức khoẻ của Canada, khi công ty này đã gửi cảnh báo tới khách hàng từ ngày 31/12.
BlueDot, nền tảng nói trên sử dụng thuật toán AI để quét hàng loạt bài báo và các mạng lưới cảnh báo thiên tai, dịch bệnh cũng như các thông tin chính thức từ chính phủ nước ngoài để cảnh báo cho khách hàng của mình tránh những điểm nóng như Vũ Hán.
Tốc độ là quan trọng nhất
Các cơ quan phòng chống dịch bệnh như WHO hay CDC thường phải chờ báo cáo y tế chính thống mới có thể xác nhận dịch bệnh và đưa ra các phương án đối phó. Trong khi đó, tốc độ phản ứng là rất quan trọng đối với những bệnh lây nhiễm nhanh như Covid-19, và chính quyền Trung Quốc đã không cung cấp thông tin kịp thời khi dịch bắt đầu bùng phát.
“Chúng tôi biết rằng các chính phủ có thể không cung cấp thông tin kịp thời. Chúng tôi thì có thể cập nhật thông tin nhanh chóng về các nguy cơ dịch bệnh, từ các nguồn như trò chuyện trên diễn đàn, blog để tìm ra các chỉ dấu về sự việc bất thường”, Kamran Khan, nhà sáng lập và CEO BlueDot chia sẻ.
Khan cho biết thuật toán của họ không sử dụng các bài viết trên mạng xã hội vì chúng quá lộn xộn. Một trong những nguồn dữ liệu tốt nhất là vé máy bay của các hãng hàng không toàn cầu. Nguồn dữ liệu này có thể cho thấy xu hướng di chuyển của những người đã nhiễm bệnh. Theo Wired, trí tuệ nhân tạo của BlueDot đã dự đoán chính xác việc người Vũ Hán đổ xô tới Bangkok, Seoul, Đài Bắc và Tokyo những ngày dịch bùng phát.
“Tôi cảm thấy như đã gặp chuyện này rồi. Năm 2003, tôi chứng kiến virus SARS khiến thành phố hỗn loạn và bệnh viện quá tải. Lúc đó thực sự mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần, và tôi nghĩ không thể để chuyện này xảy ra nữa”, Khan, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từng làm việc trong bệnh viện ở Toronto kể lại về dịch SARS năm 2003.
“Bài học của tôi từ dịch SARS là không thể để mình bị bất ngờ, cần tiên đoán trước dịch bệnh”, ông chia sẻ thêm.
Bluedot ra đời năm 2014, đến nay có 40 nhân viên bao gồm lập trình viên và các bác sĩ. Công cụ này có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên đối với 65 thứ tiếng, cho phép tổng hợp thông tin từ các bản tin, hãng hàng không và các báo cáo dịch bệnh từ động vật.
“Chúng tôi phải sử dụng hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy để giúp máy tính nhận biết giữa nguy cơ bùng phát bệnh than (anthrax) với một cuộc hội ngộ của ban nhạc Anthrax”, Khan giải thích.
Kết hợp giữa AI và con người
Sau khi máy tính lọc các kết quả là phần việc của con người. Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm sẽ kiểm tra lại kết luận từ máy tính để xem có phù hợp với hiểu biết khoa học hay không. Báo cáo này sau đó sẽ được gửi tới các cơ quan phòng chống dịch bệnh của chính phủ, bệnh viện tư nhân và các hãng hàng không, những đơn vị có thể phải đối phó với dịch.
Khan cho biết ông muốn BlueDot có thể đưa ra những báo cáo nhanh và chính xác hơn Google Flu Trends. Công cụ dự báo dịch cúm của Google đã ngừng hoạt động từ năm 2013, sau khi không thể dự báo sự nguy hiểm của dịch cúm năm đó. Theo bài đăng trên tạp chí y khoa The Lancet, BlueDot đã dự báo chính xác vị trí bùng phát của bệnh Zika ở phía Nam bang Florida. Phần mềm này cũng dự báo được bệnh Ebola sẽ vươn ra ngoài vùng Tây Phi.
Khan thừa nhận những điểm tương đồng giữa SARS và Covid-19 khiến ông hơi bực. “Liệu chúng ta có trải qua quãng thời gian tương tự như 17 năm trước”, Khan nói trên CNBC.
Sau Covid-19, BlueDot sẽ tiếp tục dự đoán những dịch bệnh mới. Hiện nay dịch cúm do virus Lassa đang trở lại châu Phi. Dù tình trạng ban đầu chưa nghiêm trọng đến mức đại dịch, những dịch bệnh như thế cũng cần nhận được sự quan tâm thích đáng.
“Khi con người bị phân tâm, chúng ta có máy móc để giúp mình theo dõi và nắm bắt được mọi thứ đang diễn ra”, CEO của BlueDot chia sẻ.
Nguồn: https://techtalk.vn/
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!