- Bài 1: Tổng quan ngôn ngữ Java
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Java
- Bài 3: Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Intellij IDEA trên Window
- Bài 4: Tạo Project và làm quen với Intelij IDEA
- Bài 5: Cú pháp và quy tắc cơ bản trong Java
- Bài 6: Các kiểu dữ liệu trong Java
- Bài 7: Các kiểu biến trong Java
- Bài 8: Toán tử trong Java
- Bài 9: Hệ thống Unicode trong Java
- Bài 10: Các kiểu vòng lặp
- Bài 11: Câu lệnh điều khiển rẽ nhánh
- Bài 12: Câu lệnh Break, Continue trong Java
- Bài 13: Lớp và đối tượng
- Bài 14: Tính chất của lập trình hướng đối tượng trong Java
- Bài 15: Abstract class và Interface trong Java
- Bài 16: Từ khóa super và this trong Java
- Bài 17: Từ khóa static và final trong Java
- Bài 18: Mảng (Array) trong Java
- Bài 19: Package trong Java
- Bài 21: String trong Java
- Bài 22: StringBuffer và StringBuilder
- Bài 23: Tổng quan về File và I/O
- Bài 24: Xử lý nhập xuất bằng Byte Stream và Character Stream
- Bài 25: Thao tác với tệp và thư mục trong Java
- Bài 26: Tổng quan về Collection trong Java
- Bài 27: Những Interface phổ biến trong Java Collection Framework
- Bài 28: Những Class được triển khai dựa trên Interface của Java Collection
- Bài 29: Khái niệm xử lý ngoại lệ trong Java
- Bài 30: Hướng dẫn xử lý ngoại lệ trong Java
- Bài 31: Đa luồng trong Java
- Bài 32: Thread synchronization trong Java
- Bài 33: Tổng quan về Java AWT
- Bài 34: Container trong Java AWT
- Bài 35: Component trong Java AWT
- Bài 36: Layout Manager trong Java AWT
- Bài 37: Xử lý sự kiện trong Java AWT
- Bài 38: Tổng quan về Java Swing
- Bài 39: Container trong Java Swing
- Bài 40: Component trong Java Swing
- Bài 41: Layout trong Java Swing
- Bài 42: Event trong Java Swing
- Bài 43: Menu trong Java Swing
- Bài 44: Kết nối cơ sở dữ liệu với thư viện JDBC trong Java
Bài 11: Câu lệnh điều khiển rẽ nhánh - Lập trình Java cơ bản
Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 4783 | Chuyên mục: Java
Như các ngôn ngữ lập trình khác, ngôn ngữ Java cũng hỗ trợ cấu trúc điều khiển luồng. Với cấu trúc này, chương trình sẽ kiểm tra một hoặc nhiều điều kiện và nếu các điều kiện này là true, thì lệnh hoặc các lệnh tương ứng với điều kiện true này sẽ được thực hiện, nếu không thì các lệnh tương ứng với điều kiện false sẽ được thực thi.
Trong Java, có 2 lệnh phục vụ mục đích điều khiển luồng đó là If-Else và Switch-Case.
1. Câu lệnh If/Else
Câu lệnh If-Else có cách sử dụng linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, giúp rút ngắn thời gian code và tăng hiệu năng của chương trình.
- Sử dụng mệnh đề If
Mệnh đề If được sử dụng khi kiểm tra giá trị dạng boolean của điều kiện. Khối lệnh sau if được thực thi nếu giá trị của điều kiện là True
Ví dụ:
package com.company;
public class Main {
public static void main(String args[]) {
int number = 5;
if (number < 10) {
System.out.println("Số đã cho nhỏ hơn 10");
}
}
}
- Sử dụng mệnh đề If-Else
Mệnh đề If-Else cũng kiểm tra giá trị dạng boolean của điều kiện. Nếu giá trị điều kiện là True thì chỉ có khối lệnh sau If sẽ được thực hiện, nếu là False thì chỉ có khối lệnh sau Else được thực hiện.
Ví dụ:
package com.company;
public class Main {
public static void main(String args[]) {
int number = 10;
if (number < 10) {
System.out.println("Số đã cho nhỏ hơn 10");
} else {
System.out.println("Số đã cho lớn hơn hoặc bằng 10");
}
}
}
Số đã cho lớn hơn hoặc bằng 10
- Sử dụng mệnh đề if-else-if
Sau khi kiểm tra điều kiện if thứ nhất, nếu trả về True thì khối lệnh sau if thứ nhất được thực hiện. Còn nếu trả về false, lại xét tiếp đến điều kiện if thứ 2, và cứ thế cho đến khi trả về true hoặc không còn điêu kiện if nào nữa.
Việc sử dụng mệnh đề if-else-if sẽ tránh được trường hợp kiểm tra thừa điều kiện.
Ví dụ:
package com.company;
public class Main {
public static void main(String args[]) {
int number = 2;
if (number < 5) {
System.out.println("Số đã cho nhỏ hơn 5");
System.out.println("Số đã cho nhỏ hơn 10");
} else if (number < 10) {
System.out.println("Số đã cho không nhỏ hơn 5");
System.out.println("Số đã cho nhỏ 10");
}
}
}
Trong trường hợp này, ta muốn kiểm tra xem biến number có nhỏ hơn 5 và nhỏ hơn 10 không. Thay vì viết 2 lệnh if riêng rẽ, ta sử dụng cấu trúc trên sẻ giảm được 1 lần kiểm tra với 10 nếu number nhỏ hơn 5.
Số đã cho nhỏ hơn 5
Số đã cho nhỏ hơn 10
2. Câu lệnh Switch - Case
Mệnh đề switch-case trong java được sử dụng để thực thi 1 hoặc nhiều khối lệnh từ nhiều điều kiện.
Cú pháp:
switch(expression) {
case value :
// Statements
break; // optional
case value :
// Statements
break; // optional
// You can have any number of case statements.
default : // Optional
// Statements
}
Luồng hoạt đông của switch - case
Ví dụ:
package com.company;
public class Main {
public static void main(String args[]) {
int number = 2;
switch (number) {
case 1:
System.out.println("Number = 1");
break;
case 2:
System.out.println("Number = 2");
break;
case 3:
System.out.println("Number = 3");
break;
default:
System.out.println("Number > 3");
}
}
}
Kết quả thu được:
Number = 2
Khi không sử dụng từ khóa 'break' trong mệnh đề switch-case, có nghĩa là các khối lệnh sau case có giá trị phù hợp sẽ được thực thi.
Ví dụ:
package com.company;
public class Main {
public static void main(String args[]) {
int number = 2;
switch (number) {
case 1:
System.out.println("Number = 1");
case 2:
System.out.println("Number = 2");
case 3:
System.out.println("Number = 3");
default:
System.out.println("Number > 3");
}
}
}
Kết quả thu được:
Number = 2
Number = 3
Number > 3
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!
- Bài 1: Tổng quan ngôn ngữ Java
- Bài 2: Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Java
- Bài 3: Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Intellij IDEA trên Window
- Bài 4: Tạo Project và làm quen với Intelij IDEA
- Bài 5: Cú pháp và quy tắc cơ bản trong Java
- Bài 6: Các kiểu dữ liệu trong Java
- Bài 7: Các kiểu biến trong Java
- Bài 8: Toán tử trong Java
- Bài 9: Hệ thống Unicode trong Java
- Bài 10: Các kiểu vòng lặp
- Bài 11: Câu lệnh điều khiển rẽ nhánh
- Bài 12: Câu lệnh Break, Continue trong Java
- Bài 13: Lớp và đối tượng
- Bài 14: Tính chất của lập trình hướng đối tượng trong Java
- Bài 15: Abstract class và Interface trong Java
- Bài 16: Từ khóa super và this trong Java
- Bài 17: Từ khóa static và final trong Java
- Bài 18: Mảng (Array) trong Java
- Bài 19: Package trong Java
- Bài 21: String trong Java
- Bài 22: StringBuffer và StringBuilder
- Bài 23: Tổng quan về File và I/O
- Bài 24: Xử lý nhập xuất bằng Byte Stream và Character Stream
- Bài 25: Thao tác với tệp và thư mục trong Java
- Bài 26: Tổng quan về Collection trong Java
- Bài 27: Những Interface phổ biến trong Java Collection Framework
- Bài 28: Những Class được triển khai dựa trên Interface của Java Collection
- Bài 29: Khái niệm xử lý ngoại lệ trong Java
- Bài 30: Hướng dẫn xử lý ngoại lệ trong Java
- Bài 31: Đa luồng trong Java
- Bài 32: Thread synchronization trong Java
- Bài 33: Tổng quan về Java AWT
- Bài 34: Container trong Java AWT
- Bài 35: Component trong Java AWT
- Bài 36: Layout Manager trong Java AWT
- Bài 37: Xử lý sự kiện trong Java AWT
- Bài 38: Tổng quan về Java Swing
- Bài 39: Container trong Java Swing
- Bài 40: Component trong Java Swing
- Bài 41: Layout trong Java Swing
- Bài 42: Event trong Java Swing
- Bài 43: Menu trong Java Swing
- Bài 44: Kết nối cơ sở dữ liệu với thư viện JDBC trong Java