Bài 4: Controller trong Laravel - Học lập trình Laravel

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 3580 | Chuyên mục: Laravel


1. Giới thiệu

Trong Laravel, việc sử dụng các route post, get, group để gọi đến 1 action của Controller đã là quá quen đối với những ai sử dụng framework này. Trong một dự án, làm việc với các action đọc, thêm, xóa, sửa có lẽ không thể tránh khỏi. Như vậy với mỗi action này, ta sẽ phải viết 1 dòng route::method(). Như thế dẫn đến việc file route sẽ dài và khó đọc. Laravel cung cấp cho chúng ta 1 công cụ vô cùng hữu ích để tối ưu hóa code cho việc này, đó chính là Resource controllers.
Để có thể thấy rõ hơn lợi ích khi sử dụng resource controllers, mình sẽ đưa ra 1 ví dụ như sau: Bạn muốn tạo 1 controller để xử lý tất cả các request cho "Photos" được lưu trữ bởi ứng dụng của bạn. Bạn sử dụng lệnh dưới đây sẽ tạo cho bạn 1 controller như vậy
php artisan make:controller PhotoController --resource
Sau khi chạy lệnh trên, đây là file controller được sinh ra
<?php

namespace App\Http\Controllers;

use Illuminate\Http\Request;

class PhotoController extends Controller
{
    /**
     * Display a listing of the resource.
     *
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function index()
    {
        //
    }

    /**
     * Show the form for creating a new resource.
     *
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function create()
    {
        //
    }

    /**
     * Store a newly created resource in storage.
     *
     * @param  \Illuminate\Http\Request  $request
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function store(Request $request)
    {
        //
    }

    /**
     * Display the specified resource.
     *
     * @param  int  $id
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function show($id)
    {
        //
    }

    /**
     * Show the form for editing the specified resource.
     *
     * @param  int  $id
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function edit($id)
    {
        //
    }

    /**
     * Update the specified resource in storage.
     *
     * @param  \Illuminate\Http\Request  $request
     * @param  int  $id
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function update(Request $request, $id)
    {
        //
    }

    /**
     * Remove the specified resource from storage.
     *
     * @param  int  $id
     * @return \Illuminate\Http\Response
     */
    public function destroy($id)
    {
        //
    }
}

2. Khai báo

Tiếp theo bạn khai báo route cho controller
Route::resource('photos', 'PhotoController');
Chỉ với 1 dòng khai báo như này, là bạn đã khai báo cho tất cả các action trong PhotoController. Bạn cũng có thể khai báo cho nhiều resource controller cùng 1 lúc bằng cách truyền vào 1 mảng cho phương thức resouce:
Route::resources([
    'photos' => 'PhotoController',
    'posts' => 'PostController'
]);

3. Các action được xử lý bởi resource controller

Phương thứcURLHành độngTên route
GET/photos/createcreatephotos.create
POST/photosstorephotos.store
GET/photos/{photo}showphotos.show
GET/photos/{photo}/editeditphotos.edit
PUT/PATCH/photos/{photo}updatephotos.update
DELETE/photos/{photo}destroyphotos.destroy
GET/photosindexphotos.index

4. Cách giả method

Ví trong html không có các method PUT, PATCH, DELETE nên bạn sẽ cần dùng lệnh @method để có thể gán các method này vào cho bạn.
<form action="/foo/bar" method="POST">
    @method('PUT')
</form>

5. Partial Resource Routes

Khi khai báo resource route như ban đầu mình hướng dẫn, hệ thống sẽ mặc định sẽ xử lý toàn bộ các action trong đó. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn dùng 1 số action nhất định trong đó, bạn có thể khai báo như sau:
Route::resource('photos', 'PhotoController')->only([
    'index', 'show'
]);
hoặc 
Route::resource('photos', 'PhotoController')->except([
    'create', 'store', 'update', 'destroy'
]);
Hàm only() sẽ chỉ sử dụng các action trong mảng bạn truyền vào, còn hàm except() sẽ sử dụng tất cả ngoại trừ các action trong mảng truyền vào.

6. Ghi đè name routes

Mặc định tất cả các route trong resource controller sẽ có tên như trong bảng bên trên. Tuy nhiên bạn có thể ghi đè tên route bằng cách sau đây:
Route::resource('photos', 'PhotoController')->names([
    'create' => 'photos.build'
]);
Bài tiếp theo: Quản lý bảng bằng Migrations >>
vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!