- Bài 1: Laravel là gì, hướng dẫn cài đặt Laravel
- Bài 2: Cấu trúc project Laravel
- Bài 3: Route trong Laravel
- Bài 4: Controller trong Laravel
- Bài 5: Quản lý bảng bằng Migrations
- Bài 6: Tạo dữ liệu mẫu với Seeding
- Bài 7: Model trong Laravel
- Bài 8: Thao tác với Database qua Eloquent Model
- Bài 9: Relationships trong Laravel
- Bài 10: View trong Laravel
- Bài 11: Blade template engine trong Laravel
- Bài 12: Truyền tham số từ Controller sang View
- Bài 13: Form Request trong Laravel
- Bài 14: Middleware trong Laravel
- Bài 15: Validation trong Laravel
- Bài 16: Tìm hiểu Authentication
Bài 1: Laravel là gì, hướng dẫn cài đặt Laravel - Học lập trình Laravel
Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 5991 | Chuyên mục: Laravel
1. Giới thiệu
Laravel là một PHP framework mã nguồn mở và miễn phí, được phát triển bởi Taylor Otwell và nhắm vào mục tiêu hỗ trợ phát triển các ứng dụng web theo kiến trúc Model - View - Controller (MVC). Những tính năng nổi bật của Laravel bao gồm cú pháp dễ hiểu - rõ ràng, một hệ thống đóng gói modular và quản lý gói phụ thuộc, nhiều cách khác nhau để truy cập vào các cơ sở dữ liệu quan hệ, nhiều tiện ích khác nhau hỗ trợ việc triển khai và bảo trì ứng dụng.
Vào khoảng tháng 3 năm 2015, các lập trình viên đã có một cuộc bình chọn PHP framework phổ biến nhất, Laravel đã giành vị trí quán quân cho PHP framework phổ biến nhất năm 2015, theo sau lần lượt là Symfony2, Nette, CodeIgniter, Yii2 và một số khác. Trước đó, tháng 8 năm 2014, Laravel đã trở thành project PHP phổ biến nhất và được theo dõi nhiều nhất trên Github.
Laravel được phát hành theo giấy phép MIT, với source code được lưu trữ tại Github.
2. Cài đặt Laravel
Yêu cầu hệ thống
Trước khi cài đặt Laravel bạn cần phải đảm bảo server phải đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:
- PHP >= 7.2.0
- BCMath PHP Extension
- Ctype PHP Extension
- JSON PHP Extension
- Mbstring PHP Extension
- OpenSSL PHP Extension
- PDO PHP Extension
- Tokenizer PHP Extension
- XML PHP Extension
Cài đặt
Laravel là một framework mã nguồn mở được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP, do đó để chạy được ta cần phải có server để biên dịch và Xampp là lựa chọn tốt nhất để tạo server ảo trên máy của các bạn. Download Xampp tại đây.
Bước tiếp theo sau khi cài đặt Xampp ta cần cài đặt Composer. Download trực tiếp tại đây.
Sau khi cài đặt các phần mềm cần thiết, để khởi tạo project Laravel bằng composer, ta vào thư mục C:\xampp\htdocs mở cmd và chạy lệnh sau:
composer create-project --prefer-dist laravel/laravel blog
Composer sẽ tự động tải về các package cần thiết để khởi tạo project Laravel, trong đó blog là tên thư mục laravel project. Quá trình khởi tạo project thành công, ta mở trình duyệt với đường dẫn http://localhost/blog/public. Kết quả được hiển thị như bên dưới là quá trình cài đặt đã thành công.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!
- Bài 1: Laravel là gì, hướng dẫn cài đặt Laravel
- Bài 2: Cấu trúc project Laravel
- Bài 3: Route trong Laravel
- Bài 4: Controller trong Laravel
- Bài 5: Quản lý bảng bằng Migrations
- Bài 6: Tạo dữ liệu mẫu với Seeding
- Bài 7: Model trong Laravel
- Bài 8: Thao tác với Database qua Eloquent Model
- Bài 9: Relationships trong Laravel
- Bài 10: View trong Laravel
- Bài 11: Blade template engine trong Laravel
- Bài 12: Truyền tham số từ Controller sang View
- Bài 13: Form Request trong Laravel
- Bài 14: Middleware trong Laravel
- Bài 15: Validation trong Laravel
- Bài 16: Tìm hiểu Authentication