Bài 7: Model trong Laravel - Học lập trình Laravel

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 5774 | Chuyên mục: Laravel


1. Tạo Model

Để tạo model ta mở command line và gõ lệnh sau:
php artisan make:model News
Hoặc 
php arisan make:model News --migration
Trong đó:
  1. News là tên model, các bạn có thể chỉnh thành tên model các bạn muốn tạo.
  2. Ở dòng thứ hai thì chúng ta cũng tạo được model nhưng đồng thời chúng ta sẽ được tạo luôn một file migration( nói ở bài sau).
Sau đó enter và vào trong thư mục App/ bạn sẽ thấy có một file News.php trong đó và bên trong sẵn có đoạn code.
<?php

namespace App;

use Illuminate\Database\Eloquent\Model;

class News extends Model
{
    //
}

2. Khai báo thông số tùy chỉnh

Khai báo table cần sử dụng trong Model
Ở trong Laravel mỗi một model ứng với một bảng dữ liệu trong CSDL và để khai báo model sử dụng bảng dữ liệu nào trong database thì mọi người khai báo sau trong class model
protected $table = 'tableName';
Trong đó : tableName là tên table các bạn muốn sử dụng. Ví Dụ:
protected $table = 'tbl_user';
Lọc cột dữ liệu trong Model
Trong Laravel chẳng hạn như bảng user ta chỉ truy vấn cột username, useremail mà không muốn sử dụng cột password thì Laravel đã cung cấp cho ta một thông số là fillable để điều chỉnh các cột cần sử dụng:
protected $fillable = ['column1', 'column2',.. , 'columnn'];
Khai báo timestamps
Laravel cũng cung cấp cho chúng ta tùy biến có sử dụng timestamps hay không. Nếu để true là có và ngược lại false là không
public $timestamps = true;
// hoặc
public $timestamps = false;
Bài tiếp theo: Thao tác với Database qua Eloquent Model >>
vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!