- Bài 1: Python là gì? - Giới thiệu ngôn ngữ Python
- Bài 2: Cài đặt Python - Chạy chương trình đầu tiên
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong Python
- Bài 4: Khai báo biến và kiểu dữ liệu trong Python
- Bài 5: Chuỗi trong Python
- Bài 6: Các hàm xử lý chuỗi trong Python
- Bài 7: Số trong Python
- Bài 8: List trong Python
- Bài 9: Các hàm xử lý List trong Python
- Bài 10: Tuple trong Python
- Bài 11: Dictionary trong Python
- Bài 12: Toán tử trong Python
- Bài 13: Câu lệnh rẽ nhánh trong Python
- Bài 14: Vòng lặp trong Python
- Bài 15: Đọc ghi file trong Python
- Bài 16: Hàm trong Python
- Bài 17: Modules trong Python
- Bài 18: Exception trong Python
- Bài 19: Package trong Python
- Bài 20: Hướng đối tượng trong Python
Bài 4: Khai báo biến và kiểu dữ liệu trong Python - Lập trình Python cơ bản
Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 6515 | Chuyên mục: Python
Bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu về cách khai báo biến và các kiểu dữ liệu trong Python.
1. Khai báo biến trong Pyhton
Để khai báo biến trong Python thì mọi người sử dụng cú pháp:
tenBien = giaTri
Trong đó:
- tenBien là tên của biến mà các bạn muốn đặt. Tên biến này không được bắt đầu bằng số hay các ký tự đặc biệt, mà chỉ được bắt đầu bằng chữ cái hoặc ký tự _ và nó có phân biệt hoa thường.
- giaTri là giá trị của biến mà bạn muốn gán.
VD: Mình sẽ khai báo một biến name trong Python.
name = "Bkitsoftware"
Ngoài ra, các bạn cũng có thể khai báo nhiều biến bằng 1 giá trị trên 1 lần khai báo.
VD:
a = b = c = 1996
Hay là khai báo nhiều biến với các giá trị tương ứng của nó trên 1 dòng.
VD:
name, age, male = "Cao Bien", 22 , True
2. Các kiểu dữ liệu trong Python
Python cũng giống như một số các ngôn ngữ bậc cao khác, khi ta khai báo biến thì kiểu dữ liệu của nó sẽ tự động được detect. Vì vậy nên chúng ta cũng không phải quá vất vả khi khai báo 1 biến.
VD: Các kiểu dữ liệu cơ bản trong python.
name = "Cao Bien"
#string
age = 22
#integer
point = 8.9
#float
option = [1,2,3,4,5]
#lists
tuple = ('Cao Bien', 22 , True)
#Tuple
dictionary = {"name": "Cao Bien", "age": 22, "male": True}
#Dictionary
Từng bài sau chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết các kiểu dữ liệu này nhé.
3. Kiểm tra kiểu dữ liệu
Trong python, để kiểm tra kiểu dữ liệu của một biến thì chúng ta có thể sử dụng hàm type với cú pháp như sau:
type(data)
Trong đó data là biến mà chúng ta cần kiểm tra.
VD:
name = "Cao Bien"
type(name)
#string
age = 22
type(age)
#int
point = 8.9
type(point)
#float
option = [1,2,3,4,5]
type(option)
#list
tuplet = ('Cao Bien', 22 , True)
type(tuplet)
#Tuple
dictionary = {"name": "Cao Bien", "age": 22, "male": True}
type(dictionary)
# dict
4. Ép kiểu dữ liệu trong Python
Trong một trường hợp nào đó mà bạn muốn chuyển đổi kiểu dữ liệu của một biến, thì Python cũng hỗ trợ bạn qua các hàm cơ bản sau:
- float(data) chuyển đổi sang kiểu số thực.
- int(data,base) chuyển đổi sang kiểu số, trong đó base là kiểu hệ số mà các bạn muốn chuyển đổi sang (tham số này có thể bỏ trống).
- str(data) chuyển đổi sang dạng chuỗi.
- complex(data) chuyển đổi sang kiểu phức hợp.
- tuple(data) chuyển đổi sang kiểu Tuple.
- dict(data) chuyển đổi sang kiểu Dictionary.
- hex(data) chuyển đổi sang hệ 16.
- oct(data) chuyển đổi sang hệ 8.
- chr(data) chuyển đổi sang dạng ký tự...
VD:
age = 22;
# ép sang float
floatAge = float(age)
print(type(floatAge))
#ép sang integer.
intAge = int(age)
print(type(intAge))
#ép sang chuỗi.
strAge = str(age)
print(type(strAge))
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!
- Bài 1: Python là gì? - Giới thiệu ngôn ngữ Python
- Bài 2: Cài đặt Python - Chạy chương trình đầu tiên
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong Python
- Bài 4: Khai báo biến và kiểu dữ liệu trong Python
- Bài 5: Chuỗi trong Python
- Bài 6: Các hàm xử lý chuỗi trong Python
- Bài 7: Số trong Python
- Bài 8: List trong Python
- Bài 9: Các hàm xử lý List trong Python
- Bài 10: Tuple trong Python
- Bài 11: Dictionary trong Python
- Bài 12: Toán tử trong Python
- Bài 13: Câu lệnh rẽ nhánh trong Python
- Bài 14: Vòng lặp trong Python
- Bài 15: Đọc ghi file trong Python
- Bài 16: Hàm trong Python
- Bài 17: Modules trong Python
- Bài 18: Exception trong Python
- Bài 19: Package trong Python
- Bài 20: Hướng đối tượng trong Python