Bài 12: Toán tử trong Python - Lập trình Python cơ bản

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 2473 | Chuyên mục: Python


Ở phần kiểu dữ liệu number trong Python mình cũng nói qua về một số toán tử trong Python rồi, nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ thôi, trên thực tế thì Python sẽ có các toán tử cơ bản như sau:
  1. Toán tử số học - Arithmetic Operators

  2. Toán tử quan hệ - Comparison (Relational) Operators

  3. Toán tử gán - Assignment Operators.

  4. Toán tử logic - Logical Operators.

  5. Toán tử Biwter - Bitwise Operators.

  6. Toán tử khai thác - Membership Operators.

  7. Toán tử xác thực - Indentity Operators.

Bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu về các toán tử này.

1. Toán tử số học

Toán tử số học trong python được thể hiện dưới 7 dạng cơ bản sau: (trong các ví dụ dưới đây thì ta coi a có giá trị là 5 và b có giá trị là 7).
Toán tử Mô tảVí dụ
+Toán tử cộng các giá trị lại với nhaua + b = 12
-Toán tử trừa - b = -2
*Toán tử nhâna*b =35
/Toán tử chiaa/b=0.7142857142857143
%Toán tử chia lấy dưa%b = 5
**Toán tử mũa**b=78125
//Toán tử chia làm tròn xuốnga//b=0

2. Toán tử quan hệ

Toán tửMô tả
==So sánh giá trị của các đối số xem có bằng nhau hay không.
Nếu bằng nhau thì kết quả trả về sẽ là True và ngược lại sẽ là False.  
!=So sánh giá trị của các đối số xem có khác nhau hay không.
Nếu khác nhau thì kết quả trả về sẽ là True và ngược lại sẽ là False.  
<Dấu < đại diện cho phép toán nhỏ hơn, nếu đối số 1 nhỏ hơn đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False.
>Dấu > đại diện cho phép toán lớn hơn, nếu đối số 1 lớn hơn đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False.
<=Dấu > đại diện cho phép toán nhỏ hơn hoặc bằng, nếu đối số 1 nhỏ hơn hoặc bằng đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False.
>=Dấu > đại diện cho phép toán lớn hơn hoặc bằng, nếu đối số 1 lớn hơn hoặc bằng đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False.

3. Toán tử gán

Toán tửMô tả 
=Toán tử này dùng để gán giá trị của một đối tượng cho một giá trị
+=Toán tử này cộng rồi gắn giá trị cho đối tượng
-=Toán tử này trừ rồi gắn giá trị cho đối tượng
*=Toán tử này nhân rồi gắn giá trị cho đối tượng
/=Toán tử này chia rồi gắn giá trị cho đối tượng
%=Toán tử này chia hết rồi gắn giá trị cho đối tượng
**=Toán tử này lũy thừa rồi gắn giá trị cho đối tượng
//=Toán tử này chia làm tròn rồi gắn giá trị cho đối tượng

4. Toán tử logic

Toán tửMô tả
andNếu 2 vế của toán tử này đều là True thì kết quả sẽ là True và ngược lại nếu 1 trong 2 vế là False thì kết quả trả về sẽ là False.
orNếu 1 trong 2 vế là True thì kết quả trả về sẽ là True và ngược lại nếu cả 2 vế là False thì kết quả trả về sẽ là False.
notĐây là dạng phủ định, nếu biểu thức là True thì nó sẽ trả về là False và ngược lại.

5. Toán tử biwter

Toán tử này thực hiện trên các bit của các giá trị. Hãy tưởng tượng mình có 2 biến a = 12 và b = 15 nhưng nếu chúng ta convert chúng sang hệ nhị phân thì 2 biến này sẽ có giá trị như sau: a = 00001100 và b = 00001111. Về phần này thì rất ít khi sử dụng và cũng khó translate sang tiếng việt nên mình xin được phép viết toán hạng và ví dụ thôi.
Toán tửVí dụ
&(a & b) = 12 (00001100)
|(a | b) = 14 (00001111)
^(a ^ b) = 2 (00000010) 
~(-a) = -13 (00001101)
<<a<<a = 49152
>>a>>a = 0

6. Toán tử khai thác

Toán tử này thường được dùng để kiểm tra xem 1 đối số có nằm trong 1 tập hợp đối số hay không (list). Trong Python hỗ trợ chúng ta 2 dạng toán tử như sau:
Giả sử: a = 4, b = [1,5,7,6,9]
Toán tửMô tảVí dụ
inNếu 1 đối số thuộc một tập đối số nó sẽ trả về True và ngược lại/
a in b //False
not inToán tử này sẽ trả về True nếu a != b và ngược lạia not in b //True

7. Toán tử xác thực

Dạng Toán tử này dùng để xác thực hai giá trị xem nó có bằng nhau hay không. Và trong Python hỗ trợ chúng ta 2 dạng sau:
Giả sử: a = 4, b =5
Toán tửMô tảVí dụ
isToán tử này sẽ trả về True nếu a == b và ngược lại.
a is b //False
not isToán tử này sẽ trả về True nếu a != b và ngược lại
a is not b //True
Như vậy, thông qua bài học này, mình đã giới thiệu đến các bạn những toán tử cơ bản trong Python. Cảm ơn các bạn đã đọc.
Bài tiếp theo: Câu lệnh rẽ nhánh trong Python >>
vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!