- Bài 1: Python là gì? - Giới thiệu ngôn ngữ Python
- Bài 2: Cài đặt Python - Chạy chương trình đầu tiên
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong Python
- Bài 4: Khai báo biến và kiểu dữ liệu trong Python
- Bài 5: Chuỗi trong Python
- Bài 6: Các hàm xử lý chuỗi trong Python
- Bài 7: Số trong Python
- Bài 8: List trong Python
- Bài 9: Các hàm xử lý List trong Python
- Bài 10: Tuple trong Python
- Bài 11: Dictionary trong Python
- Bài 12: Toán tử trong Python
- Bài 13: Câu lệnh rẽ nhánh trong Python
- Bài 14: Vòng lặp trong Python
- Bài 15: Đọc ghi file trong Python
- Bài 16: Hàm trong Python
- Bài 17: Modules trong Python
- Bài 18: Exception trong Python
- Bài 19: Package trong Python
- Bài 20: Hướng đối tượng trong Python
Bài 10: Tuple trong Python - Lập trình Python cơ bản
Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 2274 | Chuyên mục: Python
1. Tuple Trong Python là gì?
Tuple trong Python là một kiểu dữ liệu dùng để lưu trữ các đối tượng không thay đổi về sau (giống như hằng số). Còn lại thì cách lưu trữ của nó cũng khá giống như kiểu dữ liệu list mà bài trước chúng ta đã được tìm hiểu.
Để khai báo một enum thì mọi người sử dụng cú pháp sau:
(val1, val2,.., valn)
Trong đó, val1, val2,.., valn là các giá trị của tuple.
VD: Khai báo 1 Tuple chứa các ngày trong tuần.
day = ('monday', 'tuesday', 'wednesday' , 'thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday')
Nếu bạn khai báo 1 biến chứa các giá trị mà không được bao quang bởi dấu () thì Python cũng nhận định nó là một tuple (nhưng mình khuyên mọi người lên sử dụng cách đầu tiên cho code được tường minh).
VD:
day = 'monday', 'tuesday', 'wednesday' , 'thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday'
Và nếu như bạn muốn khai báo 1 tuple trống thì bạn chỉ cần khai báo như sau:
a = ();
Còn nếu như tuple của bạn chỉ chứa duy nhất một giá trị thì bắt buộc bạn phải thêm một dấu , nữa đằng sau giá trị đó.
VD:
a = (10,)
2. Truy cập đến các phần tử trong Tuple
Để truy cập đến các phần tử trong Tuple thì các bạn thực hiện tương tự như đối với chuỗi và list.
- Các phần tử trong Tuple được đánh dấu từ 0 theo chiều từ trái qua phải.
- Và ngược lại từ -1 theo chiều từ phải qua trái.
VD: Mình sẽ truy cập đến các phần tử trong tuple day ở trong VD trên.
day = ('monday', 'tuesday', 'wednesday' , 'thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday')
day[0] # monday
day[-2] # saturday
Và nếu như bạn muốn lấy ra một tuple con trong tuple hiện tại thì bạn có thể sử dụng cú pháp sau (giống với list và string):
tupleName[start:end]
Trong đó:
- start là vị trí bắt đầu lấy. Nếu để trống start thì nó sẽ lấy từ đầu Tuple.
- end là vị trí kết thúc. Nếu để trống end thì nó sẽ lấy đến hết Tuple.
VD:
day = ('monday', 'tuesday', 'wednesday' , 'thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday')
day[1:3] # ('tuesday', 'wednesday')
day[:3] # ('monday', 'tuesday', 'wednesday')
day[1:] # ('tuesday', 'wednesday' , 'thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday')
3. Các tác vụ khác trên Tuple
Xóa tuple
Như mình đã nói ở trên thì khi một tuple đã được khai báo giá trị thì chúng ta không thể sửa đổi hay xóa các giá trị đó được mà chúng ta chỉ có thể xóa cả tuple đi được thôi.
Để xóa một hay nhiều tuple thì chúng ta sử dụng hàm del .
VD: Mình sẽ xóa Tuple day.
day = ('monday', 'tuesday', 'wednesday' , 'thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday')
del day
print(day) # Error: name 'day' is not defined
Thêm phần tử mới
Thực ra đây chỉ là cách lách luật thôi, chứ một tuple đã được khai báo thì chúng ta chỉ được gọi và không được sửa đổi hay thêm mới bất cứ một cái gì cả. Nhưng chúng ta có thể tạo ra được một tuple mới từ các tuple đã có bằng biểu thức + hai tuple.
VD: Mình sẽ ghép 2 tuple day1 và day2 thành tuple day.
day1 = ('monday', 'tuesday', 'wednesday')
day2 = ('thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday')
day = day1 + day2
print(day)
# ('monday', 'tuesday', 'wednesday', 'thursday', 'friday', 'saturday', 'sunday')
4. Tuple lồng
Cũng giống như list, bạn cũng có thể khai báo các tuple lồng nhau.
VD:
day1 = ('monday', 'tuesday', 'wednesday')
day2 = ('thursday', 'friday', 'saturday' , 'sunday', day1)
# day = day1 + day2
print(day2)
# ('thursday', 'friday', 'saturday', 'sunday', ('monday', 'tuesday', 'wednesday'))
print(day2[4][0]) # monday
Và bạn có thể lồng bao nhiêu cấp cũng được. Và lồng bất cứ một kiểu dữ liệu nào cũng ok.
Như vậy, thông qua bài học này, mình đã giới thiệu đến các bạn kiểu dữ liệu tuple trong Python. Cảm ơn các bạn đã đọc.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!
- Bài 1: Python là gì? - Giới thiệu ngôn ngữ Python
- Bài 2: Cài đặt Python - Chạy chương trình đầu tiên
- Bài 3: Cú pháp cơ bản trong Python
- Bài 4: Khai báo biến và kiểu dữ liệu trong Python
- Bài 5: Chuỗi trong Python
- Bài 6: Các hàm xử lý chuỗi trong Python
- Bài 7: Số trong Python
- Bài 8: List trong Python
- Bài 9: Các hàm xử lý List trong Python
- Bài 10: Tuple trong Python
- Bài 11: Dictionary trong Python
- Bài 12: Toán tử trong Python
- Bài 13: Câu lệnh rẽ nhánh trong Python
- Bài 14: Vòng lặp trong Python
- Bài 15: Đọc ghi file trong Python
- Bài 16: Hàm trong Python
- Bài 17: Modules trong Python
- Bài 18: Exception trong Python
- Bài 19: Package trong Python
- Bài 20: Hướng đối tượng trong Python