[Android] Hướng dẫn về ASO - Tối ưu tìm kiếm trên kho ứng dụng Mobile

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 977 | Chuyên mục: Android

ASO viết tắt của từ App Store Optimization, là những thủ thuật để tối ưu hóa các yếu tố giúp ứng dụng đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn những thủ thuật tối ưu ASO rất đơn giản nhưng lại hiệu quả không ngờ.


Tại sao tối ưu ASO lại quan trọng đến vậy?

Nhiều khảo sát đã thấy rằng phần lớn người dùng khám phá các ứng dụng bằng cách tìm kiếm trực tiếp hoặc sử dụng các từ khóa có liên quan trong cửa hàng ứng dụng.

Bật mí cho bạn là số lượng lượt tải ứng dụng thông qua tìm kiếm trên App Store là 63%, còn Google Play là 53%.

Có khoảng 60% lượt tải tới từ tìm kiếm trên chợ ứng dụng

Vì vậy, nếu bạn bỏ qua những bước tối ưu, mặc dù rất rất đơn giản bên dưới đây. Thì coi như ứng dụng của bạn đã nắm chắc 60% thất bại rồi đấy.

Cũng giống như SEO, chúng ta có tối ưu onpage( tối ưu trang tải ứng dụng trên App Store) và tối ưu Offpage như các link trỏ đến app, lượng rate, thời gian sử dụng ứng dụng…

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn những thủ thuật tối ưu ASO rất đơn giản nhưng lại hiệu quả không ngờ.

Đây là kết quả sau khi mình thực hiện tối ưu được 1 tháng

Kết quả sau khi áp dụng ASO

Các yếu tố cần tối ưu trên cửa hàng ứng dụng của bạn

1. Nghiên cứu từ khóa tìm kiếm cho ứng dụng

Việc nghiên cứu từ khóa bạn cần phải tiến hành trước khi ứng dụng được publish lên Store.

Chúng ta phải nghiên cứu những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng độ cạnh tranh vừa phải. Khi bạn đã có bộ từ khóa này thì bạn đã thành công đến 40% rồi đấy

Những tiêu chí cần lưu ý khi nghiên cứu từ khóa:

1.1. Đối tượng sử dụng ứng dụng:

Ứng dụng của bạn phù hợp với ai? Có phải là các bạn tuổi teen năng động? Chuyên gia kinh doanh? Hay là các bà nội trợ ở nhà?

Xác định đúng đúng đối tượng sử dụng ứng dụng cũng sẽ giúp bạn thiết kế được chuẩn xác .

Hãy tưởng tượng, bạn phát triển ứng dụng cho phụ huynh muốn quản lý thói quen xem TV và máy tính của con mình. Vậy những từ khóa nào mà phụ huynh sẽ tìm kiếm trong cửa hàng ứng dụng?

Trước hết, hãy đứng trên quan điểm của người dùng khi nghiên cứu từ khóa.

1.2.  Tính cạnh tranh của từ khóa:

Mức độ cạnh tranh của từ khóa của bạn như thế nào?

Nếu từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng độ cạnh tranh quá cao. Từ khóa đó có rất nhiều công lớn đã đứng top với từ khóa thì bạn có đủ tiềm lực tài chính để đấu với họ không ?

Điều này sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng ứng dụng của bạn. Vì vậy, điều tốt nhất là chúng ta nên đi tìm đường ngách nhưng hiệu quả thay vì đi đường cao tốc với chi phí lớn.

1.3. Khối lượng tìm kiếm:

Có bao nhiêu người đang tìm kiếm ứng dụng với từ khoá bạn đã chọn? Đừng sử dụng các từ không quen thuộc để phân biệt hoặc để khác biệt ứng dụng của bạn với các đối thủ cạnh tranh

Đảm bảo từ khóa của bạn là từ khóa được sử dụng trong cuộc trò chuyện thông thường, hàng ngày.

Điều quan trọng là bạn cần phải cân đối giữa khối lượng tìm kiếm và độ cạnh tranh. Lý tượng nhất là khối lượng tìm kiếm nhiều mà độ cạnh tranh thấp.

Dưới đây là một số công cụ giúp bạn nghiên cứu từ khóa hiệu quả:

2. Tên ứng dụng

Phần này bạn có thể điền tên ứng dụng hoặc chỉ đơn giản là tiêu đề gồm các từ khóa mà bạn đã tìm được trong phần nghiên cứu từ khóa trước đó.

Làm như vậy sẽ giúp ứng dụng xếp hạng tốt hơn trong cửa hàng ứng dụng với các từ khóa tiềm năng.

Mình nhắc lại là tiêu đề ứng dụng là cực kì quan trọng với tối ưu ASO. Vì tiêu đề là một phần quan trọng trong thuật toán tìm kiếm của Google.

3. Mô tả ứng dụng

Đây là nơi bạn nói về ứng dụng của mình. Thông thường thì phần miêu tả nên trả lời những câu hỏi sau:

  • Ứng dụng của bạn giúp người dùng như thế nào?
  • Tại sao họ nên tải ứng dụng của bạn thay vì những ứng dụng tiềm năng khác?

Trên Google Play thì thuật toán tìm kiếm sẽ sử dụng các dữ liệu từ tiêu đề ứng dụng và phần mô tả. Tuy nhiên, cửa hàng App Store thì không được rộng lượng như vậy, họ chỉ có cho phép tìm kiếm từ tiêu đề ứng dụng

Phần mô tả này có thể lên tới 4000 ký tự, nên bạn có thể tận dụng để chèn từ khóa, mô tả cho thật nổi bật. Đừng cố chèn từ khóa một cách bừa bãi, vì có thể bị Google phạt tội spam từ khóa nhé .

4. Biểu tượng (Icon)

Biểu tượng ứng dụng của bạn là điều đầu tiên người dùng thấy. Hãy chắc chắn nó thật nổi bật.

Nếu bạn có khả năng thiết kế logo thì thật là tuyệt. Còn không, bạn có thể bỏ ra chút tiền để thuê người khác làm cho.

5. Ảnh chụp màn hình và video giới thiệu ứng dụng

Chắc không có công ty nào dám đánh giá thấp khả năng tiếp cận người dùng bằng hình ảnh. Vì vậy, phần ảnh chụp màn hình là một trong những yếu tố quan trọng để đánh vào đúng tâm lý tò mò của người dùng.

Cá nhân mình khi tìm ứng dụng, mình đánh giá rất cao những ứng dụng nào có ảnh chụp màn hình chuyên nghiệp. Nó thể hiển ứng dụng được thiết kế tốt, là điểm nhấn cho quyết định tải ứng dụng đó hay không?

Tương tự với ảnh chụp màn hình, Google Play còn có thêm tính năng chèn video giới thiệu ứng dụng. Nếu bạn có khả năng làm video thì đừng bỏ qua cơ hội tối ưu ASO này nhé.

6. Kích thước tệp APK

Mặc dù hiện nay tốc độ mạng đã tăng đáng kể, thì việc tải một file có dung lượng vài MB cũng không khó khăn gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể biết là bản cập nhật Google Play gần đây thì họ đã thêm thông tin kích thước APK cho mỗi ứng dụng không?

Thật sự thì các ứng dụng có kích thước nhỏ gọn vẫn luôn được một điểm cộng đáng kể trong mắt người dùng và cả Google nữa.

Kết luận

Như vậy, mình đã tổng hợp một số yếu tố tối ưu Onpage cho ứng dụng. Hi vọng với những tối ưu đơn giản này, ứng dụng của bạn sẽ có thêm thật nhiều lượt tải nhé.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Chào thân ái và quyết thắng!

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!



Khóa học liên quan

Khóa học: Android

Học Kotlin cơ bản
Số bài học:
Lượt xem: 17149
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: Android

Học lập trình Flutter cơ bản
Số bài học:
Lượt xem: 55579
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: Android

Lập trình Android cơ bản
Số bài học:
Lượt xem: 22304
Đăng bởi: Admin
Chuyên mục: Android