Chi phí thiết kế Website thường là bao nhiêu ?

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 671 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Website cũng như một căn nhà hay một cửa hàng. Bạn muốn đầu tư và xây dựng như thế nào là tùy vào sở thích, nhu cầu, mục tiêu và khả năng của từng cá nhân hay đơn vị. Vì thế, trong khuôn khổ một bài viết ta không thể đề cập chi tiết theo kiểu giá thành chi phí lập website bán hàng là bao nhiêu mà ta sẽ bàn tới vấn đề chính: Chi phí thiết kế website sẽ gồm những gì? Và, làm thế nào để tối ưu hóa chi phí lập trang web bán hàng cho bạn?


1. Tên miền (domain) & Web Hosting (dịch vụ lưu trữ web)

Tên miền hay domain là địa chỉ trang web của bạn. Thay vì việc người dùng phải nhấn vào một địa chỉ website ngẫu nhiên dài ngoằng, toàn số hoặc chữ khó nhớ, khó định danh thì một tên miền ngắn gọn, mang đủ thông điệp, tên tuổi của bạn hay doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng truy cập vào trang web của bạn nhanh chóng, thuận tiện hơn. 

Chi phí cho phần này thường tùy vào loại tên miền bạn lựa chọn cũng như khu vực sở hữu tên miền của bạn. Bạn có thể mua tên miền quốc tế (các đuôi .com, .org, .net hay .info) hoặc tên miền quốc gia (các đuôi .vn, .cn…) Tên miền quốc tế sẽ có giá rẻ hơn tên miền quốc gia. Giá trung bình dao động từ $10 – $50 tùy loại. 

Chi phí mua domain trên nền tảng WordPress cho loại hình website doanh nghiệp và website thương mại điện tử cùng những tính năng đi kèm. 

Web hosting hay Dịch vụ lưu trữ web chính là “nhà kho” của bạn hay doanh nghiệp trên internet. Chất lượng website của bạn ổn định hay không là nhờ vào dung lượng (sức chứa) của hosting và tốc độ băng thông. Giá thành và chi phí cho hosting cũng giống với domain, hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và loại hosting mà bạn chọn, thường dao động từ $2 – $50/tháng. 

Nếu là người rành về công nghệ thông tin, bạn cũng có thể tự mình lựa chọn và mua trực tiếp tại các đơn vị cung cấp. Một điều bạn cần lưu ý là những khoản trên không cố định vì ngoài phần chi phí sử dụng theo tháng thì tùy vào loại hình web, có thể bạn cần chi trả thêm chi phí chăm sóc/duy trì và một số phụ phí khác. Nếu không quá rành về vấn đề này, bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp tên miền & hosting trên thị trường. Họ thường đưa ra các khung giá với báo giá khá chi tiết cho người mua lựa chọn. 

2. Chi phí thiết kế website

Thiết kế như thế nào, mất bao nhiêu tiền đều tùy thuộc từng mục đích và nhu cầu riêng. Nhưng dù là gì thì vẫn thường có ba mức như sau: 

Miễn phí: Nếu chỉ có mục tiêu xây dựng một trang web cá nhân để giải trí, viết lách hoặc chỉ để thử nghiệm chẳng hạn, bạn có thể tận dụng một số nền tảng miễn phí như WordPress.com. Trang này ngoài cung cấp các dịch vụ mở cho phép bạn tạo ra website riêng của mình với nhiều lựa chọn về tính năng, giao diện hết sức phong phú thì còn là sân chơi cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực thiết kế web có thể thỏa thích thực hành ý tưởng của mình. 

Chi phí thiết kế Website thấp:

Trong trường hợp, doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ & bạn có sẵn nhân sự, nhu cầu lại chỉ là xây dựng một website giới thiệu về công ty chẳng hạn, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của chính nhân viên công ty. Hoặc, bạn cũng có thể thuê thiết kế ngoài với chi phí chỉ từ 3 – 5 triệu đồng  (thậm chí, có khi chỉ 1 – 2 triệu) bằng cách cộng tác với một nhóm freelancer gồm một designer thiết kế giao diện web & một coder xử lý các vấn đề liên quan tới kỹ thuật web. Tuy nhiên, bạn cần xác định rằng cách làm này chỉ đáp ứng được những mục tiêu cá nhân với nhiều hạn chế. 

Thiết kế website chuyên nghiệp:

Chi phí để lập một trang website dạng này không cố định và tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng mà bạn muốn nhắm tới cũng như chất lượng dịch vụ mà bạn muốn có. Khoảng dao động về giá rất xa từ 10 triệu đồng tiền Việt cho tới vài ngàn đô-la Mỹ trong đó có thể bao gồm cả các loại dịch vụ đi kèm như chăm sóc, duy trì, bảo trì, bảo dưỡng, tối ưu website, xây dựng quy trình bán hàng hay cung cấp dịch vụ SEO cho trang… 

3. Chuyên nghiệp hóa website giúp tối ưu hóa lợi ích

Thông thường, khi bạn làm việc với bất cứ một đơn vị thiết kế nào, họ cũng sẽ cung cấp bảng báo giá chi tiết đi kèm dịch vụ và có tư vấn kỹ lưỡng. Bạn chỉ cần cân nhắc nhu cầu cũng như túi tiền của mình để lựa chọn cho phù hợp. 

Một bảng báo giá vui được “dân” thiết kế web sử dụng để nói lên nỗi lòng của mình về chi phí thiết kế website

Hãy nhớ rằng, càng đầu tư cho website của mình sớm và kỹ lưỡng bao nhiêu thì lợi ích mang lại sẽ càng lâu dài và bền vững bấy nhiêu. Tất cả những thủ thuật, phương pháp hay công cụ tối ưu hóa website hiện đại như SEO hay các hình thức quảng cáo tân tiến nhất hiện nay đều phải dựa trên chính nền tảng gốc của trang web bạn đã có. Thay vì tiết kiệm chi phí, tận dụng nhân lực, có lẽ, bạn nên đòi hỏi kết quả cao hơn, lâu dài hơn.

Thêm một điều cần lưu ý, đó là ý tưởng của bạn có thể rất hay ho nhưng liệu áp dụng nó vào thực tiễn có hợp lý không, làm thế nào để nó hợp lý, tại sao nó không hợp lý… ? Đây đều là những câu hỏi mà bạn – nếu không phải một web-designer thì sẽ không trả lời được. Bởi vậy, đừng quên lắng nghe lời khuyên hay tư vấn từ chuyên gia và những người có chuyên môn mà bạn đang thuê. Thỉnh thoảng, đây cũng là điều ảnh hưởng tới chi phí bạn phải bỏ ra đấy!

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!