Con đường trở thành lập trình viên freelance

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 1000 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Mọi người luôn thắc mắc làm thế nào một Developer có thể vừa làm công việc tay phải và vừa làm có thể làm Freelance bên ngoài? Và bắt đầu công việc Freelance của mình như thế nào?


Tôi là một developer, tôi có một công viêc chính thức tại văn phòng, ngoài ra tôi cũng làm freelance bên ngoài.

Đây là những điều tôi đã trải qua mà không sách vở nào hướng dẫn. Nếu bạn thực sự nghiêm túc bắt đầu công việc freelance với tư cách như là một lập trình viên thì hãy dành chút thời gian để đọc vài chia sẻ thú vị từ Darryl D

Tận dụng tối đa lợi ích từ portfolio

Bạn vẫn chưa có portfolio ư? Thế thì tôi có tin tốt và tin xấu cho bạn đây.

Tin vui: Bạn là developer, làm một portfolio khá là “đơn giản”!

Tin xấu: Bạn là developer, có việc nào mà “đơn giản” đâu?

Đầu tiên hãy kiếm một theme đơn giản, không dành quá một ngày vào nó. Chúng ta không cần phải là nhà phát minh hay sáng tạo gì cả bởi bạn chỉ cần cho họ thấy rằng “tôi biết những gì mình đang nói về, và đây là những điều tôi đã làm trong quá khứ.”

 
 

Không có kinh nghiệm hoặc thứ gì ấn tượng để thêm vào portfolio?

Không sao đâu, hãy bắt đầu làm một số dự án cá nhân. Tạo một ứng dụng nhỏ và launch nó. Không thì làm một thư viện nhỏ và đăng nó vào GitHub. Tìm một thiết kế trên Dribbble và biến nó thành hiện thực.

Không có thời gian để làm những loại dự án trên?

OK, thế thì hãy viết một vài câu chuyện về các dự án trước đây của bạn. Các vấn đề bạn phải đối mặt, cách bạn giải quyết nó và những gì bạn sẽ làm khác đi trong lần tiếp theo. Đừng bỏ qua các chi tiết bởi người tuyển dụng sẽ rất muốn đọc về nó.

Nói chung, hãy “thể hiện” một chút! Cho họ thấy rằng bạn biết rõ mình đang nói gì, bạn càng có nhiều thông tin cho những khách hàng tiềm năng về khả năng của bạn, thì càng tốt.

Bạn cần có một công thức để tiếp cận với khách hàng

Bây giờ đã có một portfolio, bạn cần bắt đầu tiếp cận với mọi người. Hãy luôn nhớ rằng không ai biết bạn tồn tại cho đến khi bạn nói với họ.

Mẹo Pro: Khi mọi người đang tìm kiếm các freelance, họ cũng nhận được rất nhiều lời mời gọi từ nhiều nơi khác. Hầu hết các đề xuất này là rất mơ hồ và chứa đầy thông tin vô ích. Chưa đề kể đến các thủ tục rườm ra không cần thiết trên một nền tảng như Upwork.

Họ thường ghi với nội dung đại loại như sau:

   Kính gửi công ty,

   Tôi rất quan tâm đến blah blah blah … Nếu bạn dành thời gian để xem xét tôi, nó sẽ là blah blah blah…..

Đừng làm thế! Không ai quan tâm đến việc bạn sử dụng cách viết như thế nào khi đã đọc hàng chục nội dung tương tự.

Thay vào đó, hãy làm cho đề xuất của bạn thật dễ hiểu, và nhấn mạnh vào dự án mà bạn đặt mục tiêu.

Giả sử bạn tìm thấy một dự án phù hợp thì cách bạn có thể tiếp cận nó có thể như sau:

Xin chào, Anh/Chị….

Tôi có xem qua dự án thú vị của Anh/chị và có một vài thắc mắc:

   – Anh/chị nhắm mục tiêu mạng xã hội nào?

   – Có bao nhiêu người dùng cần thiết cho dự án này?

Dự án gần đây nhất mà tôi đã làm việc cũng có sử dụng những công nghệ này, Không biết Anh/chị có hứng thú với điều này?

   – React với redux

   – Firebase cho thời gian thực

   – AWS cho cơ sở hạ tầng

Ngoài ra, tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với các project khác nhau:….

Đây là portfolio của tôi nếu anh/chị muốn biết thêm thông tin

Vì sao tôi lại viết như vậy?

   Bạn phải hỏi những câu hỏi cần biết về dự án

   Hãy đề cập đến cách bạn làm dự án tương tự

   Nói về kinh nghiệm của bạn dành cho vị trí này

   Cho họ một link để đọc thêm thông tin về bản thân tôi

Lúc đầu, việc này sẽ mất một ít thời gian để làm quen nhưng bạn sẽ nhanh chóng thấy nó dễ dàng như việc update trạng thái trên Facebook vậy.

Tạo tài khoản trên các trang tuyển dụng/freelance uy tín

Hãy tạo profile một cách chi tiết nhất có thể bởi đây sẽ là nơi mà khách hàng tiềm năng thật sự tìm hiểu về bạn cũng như đưa ra quyết định cuối cùng.

Tôi nhận thấy các freelance thường sẽ:

  • Gửi mail mời gọi, chờ đợi và hy vọng rằng một trong những khách hàng sẽ đọc và có hứng thú để click vào.
  • Chỉ gửi cách một tuần hoặc một tháng
  • Không hề gửi bất kỳ mail nào mà thay vào đó chỉ hy vọng được liên lạc

Thay vào đó, hãy cố gắng viết tối thiểu 5 mail đề xuất hàng ngày dựa trên công thức tôi đã đề cập ở trên. Hãy nghĩ về nó như một thói quen giống như kiểm tra email của bạn. Với mục tiêu nhắm vào các dự án mới hơn.

Khi viết, đừng quá cứng nhắc! Đọc kĩ yêu cầu, đưa ra đề xuất, trả lời câu hỏi và lí giải rồi gửi cho họ. Sau đó hãy quên đi và tiếp tục với nơi khác. Như vậy bạn sẽ không tốn thời gian quá trong mong vào một nơi.

Khoảnh khắc bạn thật sự bắt đầu gắn bó với một dự án là khi bạn nhận được phản hồi từ khách hàng.

Tin vui, là thường bạn sẽ chỉ mất 30 phút để gửi 20 mail đề xuất. Một nửa giờ làm việc nhưng giá trị thu lại khá là tuyệt vời.  

Bắt đầu với qui mô nhỏ thôi

Khi tìm kiếm các dự án, hãy thận trọng với người đang muốn thuê nhiều freelancer khác nhau để cùng làm một project. Đồng thời, khi mới bắt đầu, bạn sẽ cần phải chịu cảnh lương thấp nhưng làm nhiều để gầy dựng nên danh tiếng.

Từ quan điểm tuyển dụng, thật khó để chọn một người không có background ấn tượng và chắc chắn. Do đó bạn cần đảm bảo rằng người đang xem hồ sơ của bạn không nghĩ bạn là một “nguy cơ tiềm ẩn”.

Bắt đầu với giá không quá $ 20 nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Sau đó hãy tăng giá của bạn lên 5-10 đô la tùy theo tình hình cũng như danh tiếng của bạn.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!