Những phần mềm học trực tuyến tốt nhất hiện này 2020
Trước tình hình dịch viêm phổi cấp do Virut Corona diễn biến phức tạp, tính đến hiện tại Bộ giáo dục đã ra quyết định cho học sinh cả nước tiếp tục nghỉ học đến hết T03 và đầu T04/2020 và khuyến cho học sinh học trực tuyến.
1. Zoom Cloud Meeting
Zoom Cloud meeting hay gọi tắt là Zoom là một giải pháp hội nghị truyền hình, các cuộc họp trực tuyến, thảo luận nhóm hay học trực tuyến. Zoom vận hành trên nền tảng rất đơn giản và dễ sử dụng. Lớp học trực tuyến thường sử dụng Zoom vì tính năng tiện lợi hỗ trợ hình ảnh, video, âm thanh và chia sẻ màn hình chất lượng tốt nhất trên hệ điều hành Windows, Mac, IOS và Android.
Ưu điểm:
- Tham gia tối đa 50 người / lớp học
- Nền tảng sử dụng miễn phí
- Sử dụng được trên điện thoại + máy tính
- Hỗ trợ đa nền tảng, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp họp trực tuyến, học trực tuyến thường xuyên.
- Chất lượng rõ nét, ổn định , không bị gián đoạn đường truyền.
- Chia sẻ Video + hình ảnh qua Tin nhắn chất lượng.
- Làm việc thông qua 3G/4G/ Wifi
- Kết bạn hay mời bạn bè sử dụng thông qua email.
Nhược điểm:
- Việc sử dụng miễn phí được giới hạn trong các cuộc họp trên đám mây từ 40 phút trở xuống
- Có thể có vấn đề về bộ đệm nếu nó được sử dụng với hệ điều hành cũ hơn
2. Google Classroom
Google Classroom giúp tổ chức một lớp học thông qua sự hỗ trợ 3 tính năng quan trọng: Giao tiếp, Giao bài tập và Lưu trữ. Theo đánh giá khách quan, Google Classroom có những ưu thế nổi bật
Ưu điểm:
- Dễ dàng sử dụng và có thể truy cập từ tất cả các thiết bị.
- Google Classroom được phân phối thông qua bộ công cụ Google Apps for Education hoàn toàn miễn phí
- Bằng cách tập trung các tài liệu eLearning vào một vị trí dựa trên Cloud, bạn có thể không cần giấy tờ và không cần lo lắng về việc in, phát,….!
- Giao diện sạch sẽ và thân thiện với người dùng
- Hệ thống bình luận tuyệt vời
Nhược điểm:
- Người dùng cần tạo một tài khoản Google Education nếu muốn sử dụng dịch vụ
- Các thành viên phải được đăng ký dưới cùng 1 tên miền nếu muốn được xếp vào cùng nhóm
- Nguồn cấp dữ liệu hoạt động không cập nhật tự động, vì vậy người học sẽ cần phải làm mới thường xuyên để không bỏ lỡ các thông báo quan trọng.
- Google Classroom phù hợp với trải nghiệm học tập kết hợp hơn là một chương trình trực tuyến hoàn toàn. Vì nó không cung cấp câu đố hoặc bài kiểm tra tự động cho người học.
- Khó khăn trong vấn đề chỉnh sửa
- Người học khó khăn trong việc chia sẻ
- Tùy chọn tích hợp hạn chế (như Google Calendar)
3. Skype
Skype là phần mềm cho phép người dùng chat, call video hoặc gọi điện thoại trên nền IP (Voice over IP) – Được phát hành đầu tiên vào năm 2003 bởi sự hợp tác của các thành viên từ nhiều quốc gia (Đan Mạch, Thụy Điển…) Skype đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện Skype
đang dần được tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft (bạn có thể đăng nhập Skype bằng tài khoàn Outlook). Chức năng cơ bản của Skype là chat (instant messaging), free call, chia sẻ màn hình… Bạn cũng có thể sử dụng Skype trên các smartphone bằng cách tải ứng dụng Skype từ kho ứng dụng (ví dụ, Google Play nếu bạn dùng smartphone Android)
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ sử dụng
- Hỗ trợ trên nhiều nền tảng.
- Hỗ trợ gọi nhóm gửi hình ảnh video
- Gọi tối đa 5 người để đảm bảo chất lượng tốt của cuộc thoại
- Phần mềm miễn phí
- Sử dụng tối đa 10h/ ngày và 4h / ngày
- Quản lý nhóm rất tốt, quản lý lịch sử chat (đặc biệt là tính năng cho phép sửa/xóa nội dung đã gửi),gửi nhận file rất tốt (nhanh – do tính năng tự động nhận diện mạng nội bộ
Nhược điểm:
- Không hỗ trợ gửi tin nhắn offline
Ví dụ, A gửi cho B một tin nhắn trong khi B đang offline, rồi sau đó A cũng offline => thì khi B online trở lại sẽ không nhận được ngay tin nhắn của A mà phải chờ đến khi A và B cùng online.
- Tài khoản business của Skype có chi phí cao
4. TrueConf
TrueConf là nhà cung cấp phần mềm về họp trực tuyến hàng đầu của Nga. Ứng dụng theo xu thế đám mây của Thế giới. TrueConf cũng đưa ra phần mềm họp trực tuyến, học trực tuyến dựa trên nền tảng TrueConf Server của mình.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, và đặc biệt cho phép thiết lập cuộc họp dài trên nền IP hoàn toàn không mất cước phí bưu điện
- Hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành trên máy tính và di động
- Hỗ trợ WebRTC trên trình duyệt Chrome và Firefox.
- TrueConf cho phép người dùng tải phần mềm máy chủ để tự cài đặt hệ thống họp trực tuyến, học trực tuyến riêng.
- Linh động trong việc quản lý người tham dự
- TrueConf cho phép miễn phí tối đa 3 điểm
- TrueConf có 4 chế độ: Cuộc gọi hình (độ phân giải đến fullHD), Hội nghị truyền hình đa điểm, Lớp học trực tuyến, Phòng họp ảo (độ phân giải 4K). Sử dụng bộ mã hóa H.264- SVC trên VP8
Nhược điểm:
- Có thể mở rộng lên đến 250 điểm nhưng phải trả phí khá cao.
5. Microsoft Teams
Microsoft Teams là một hệ thống cung cấp chat, meetings, notes, và tệp đính kèm. Dịch vụ tích hợp với bộ Office 365 cho thuê của công ty, bao gồm bộ Microsoft Office và Skype, và các tính năng mở rộng mà có thể tích hợp với các sản phẩm không phải của Microsoft
Ưu điểm:
- Các công cụ đều nằm chung một vị trí, dễ dàng hơn trong việc sử dụng
- Không tốn phí cho người dùng Office 365
- Bổ sung các công cụ trò chuyện (như Trello,…)
- Một số tài liệu cũ mà bạn đã chia sẻ với một nhóm cách đây vài tháng, xóa kênh, các tệp vẫn được lưu trữ trong trang SharePoint, do đó, bạn sẽ không bị mất.
Nhược điểm:
- Có quá nhiều các công cụ giống nhau
- Thiếu thông báo
- Số lượng kênh hạn chế
- Tiêu thụ không cần thiết của lưu trữ
6. Google Hangout
Google Hangout là tính năng đi kèm của google plus và là sản phẩm con của Google. Để có thể sử dụng được Google Hangout thì người dùng chỉ cần có tài gmail và sử dụng trên trình duyệt Chrome mới sử dụng được.
Ưu điểm:
- Google Hangout hỗ trợ chạy trên 2 nền tảng IOS và Android
- Google Hangout hoàn toàn miễn phí
- Tốc độ tối đa giúp học trực tuyến ổn định là tối đa trong Video Group là 10 người, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng cuộc gọi Google Hangout vẫn khuyên bạn nên sử dụng tối đa 5 người.
Nhược điểm:
- Vì phần mềm chạy dưới dạng add-in của Browser nên sẽ có những hạn chế về tính năng và chưa triển khai được hết các tính năng khác của máy tính có cấu hình cao.
- Phần mềm này chỉ sử dụng được trong trình duyệt Chrome nên đây cũng là một phần hạn chế của Google Hangout.
7. Vsee
Vsee là phần mềm sử dụng mô hình kết nối peer — to — peer thay thế cho trung tâm máy chủ với các phần mềm họp trực tuyến khác. Phần mềm này được tải và cài trên máy tính có thể trao đổi hình ảnh trực tiếp với nhau.
Ưu điểm:
- Không giới hạn số lượng người tham gia học trực tuyến vì sử dụng mô hình kết nối Peer – to – peer
- Tương thích hầu hết các thiết bị, các hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay như: windown, Android, IOS,…
- Dễ dàng mở rộng số lượng điểm cầu, số điểm cầu tối đa là 250 nhưng bạn vẫn có thể nâng cấp lên đến 500 điểm cầu.
- Dễ dàng cập nhật những tính năng mới chỉ với 1 click chuột.
Nhược điểm:
- Phần mềm này vì nó phụ thuộc vào cấu hình máy tính rất nhiều. Vì vậy, máy tính của bạn phải có cấu hình cao
- Không những vậy phần mềm này không thể giúp bạn tự điều khiển cuộc họp và nó rất phù hợp với làm việc nhóm.
Vấn đề của lớp học trực tuyến
“ Mặt đối mặt vẫn hiệu quả hơn” đây là ý kiến mà nhiều giáo viên đều đồng tình đưa ra. Nhiều học sinh cũng nói rằng có động lực hơn khi có các bạn cùng lớp học hành chăm chỉ xung quanh, còn học trực tuyến dễ buồn ngủ và dễ mất tập trung vì chỉ có một mình.
Do mất đi sự tương tác đáng kể so với Face to face vậy nên giáo viên cũng phải bỏ công chuẩn bị nhiều bài học hơn cho một buổi học. Vì một bài học thường thì tốn 45p nhưng học trực tuyến chỉ mất 25- 30p. Một mối bận tâm nữa liên quan đến việc học trực tuyến là giáo viên không thể giám sát được học trò của mình làm gì. Đó là chưa nói đến những khó khăn về mặt công nghệ như máy chủ gặp sự cố, mạng không ổn định, đăng ký phức tạp.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!