Những suy nghĩ sai lầm khi đi xin việc của các sinh viên

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 610 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Ra trường, ra đời chắc chắn các bạn trẻ sẽ có rất nhiều suy nghĩ sai lầm, do những thông tin hay những tác động từ bên ngoài, hay những quan niệm không chính xác. Dưới đây là những quan điểm cá nhân của mình về những suy nghĩ sai lệch của các bạn trẻ mới ra trường, hoăc mới đi làm được một khoảng thời gian ngắn ~ 1 năm kinh nghiệm hay mắc phải. Cũng là rất nhiều trường hợp mình gặp, và khi mình phỏng vấn hay nói chuyện với rất nhiều bạn và thấy các bạn gặp phải, nên mình muốn chia sẻ lên đây để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận về nó


Lời mở đầu

Ra trường, ra đời chắc chắn các bạn trẻ sẽ có rất nhiều suy nghĩ sai lầm, do những thông tin hay những tác động từ bên ngoài, hay những quan niệm không chính xác. Dưới đây là những quan điểm cá nhân của mình về những suy nghĩ sai lệch của các bạn trẻ mới ra trường, hoăc mới đi làm được một khoảng thời gian ngắn ~ 1 năm kinh nghiệm hay mắc phải. Cũng là rất nhiều trường hợp mình gặp, và khi mình phỏng vấn hay nói chuyện với rất nhiều bạn và thấy các bạn gặp phải, nên mình muốn chia sẻ lên đây để chúng ta có thể cùng nhau thảo luận về nó

I. Sợ mình sẽ chẳng làm được gì khi mới ra trường

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người có suy nghĩ như thế này. Học đại học toàn mấy môn toán cao cấp, lý, hóa, thỉnh thoảng code mấy cái C++, Java vớ vẩn, cảm giác làm bài tập lớn thì code mãi không ra, hay code thì toàn những cái chẳng bao giờ đẹp xịn mịn như những app bên ngoài. Đôi khi chính những thứ mình code ra mình cảm thấy là nó quá xấu để có thể sử dụng.

VẬY THÌ AI SẼ TUYỂN MÌNH ĐI LÀM ĐÂY? HỌC NHƯ THẾ NÀY THÌ SAU AI SẼ TUYỂN MÌNH ĐÂY?

Điều đầu tiên mình muốn khuyên các bạn rằng là :

  • Nếu bạn “Sợ” thì bạn không có gì cả.
  • Nếu bạn sợ, bạn sẽ chẳng dám thử, và nếu như vậy thì bạn sẽ mãi chỉ là 1 thằng sinh viên ngồi xó và chẳng biết gì, sợ code kém, sợ code không ra, sợ code k nổi, sợ không xin được việc, đủ mọi thứ sợ.
  • Và nếu như vậy thì bạn sẽ không bao giờ thoát được khỏi một vòng luẩn quẩn. Sợ -> Không dám làm -> Rồi mãi sợ vì mình không làm được.

Thay vì nghĩ về tất cả những cách bạn có thể gặp thất bại, hãy chú tâm vào mọi cách để bạn có thể thành công! Ngay cả khi bạn thất bại hoặc phạm sai lầm, điều đó cũng mang lại cho bạn một cơ hội nhận ra lỗi và sửa sai. Bạn phải thất bại trước khi thành công. Mọi người thành công đều là những người đã từng vấp ngã. Vì vậy, cứ tiến về phía trước và cố gắng!

Còn một điều nữa, các bạn vẫn đang là sinh viên, hay những người mới ra trường. Các bạn đã làm gì có gì trong tay đâu, vậy thì cứ thử thôi, dù có sai có hỏng thì bạn vẫn là bạn mà. Nhưng khi bạn sai thì bạn nhận đc ra rất nhiều điều.

Bạn sợ xin việc không được, vậy hay thử đi xin việc, thử đi phỏng vấn. Đi phỏng vấn 10 chỗ chẳng nhẽ trượt đến 9 chỗ rồi mà bạn không thể rút kinh nghiệm để lần thứ 10 bạn thành công? Và khi bạn thành công rồi, thì mình cá chắc là sau đó những lần khác bạn đi phỏng vấn bạn sẽ cực kì tự tin, vì mọi kiểu thất bại, mọi kiểu trượt phỏng vấn ít nhất bạn đã gặp đến 9 lần rồi. Trước đây mình đã từng phỏng vấn trượt đến độ k nhớ nổi là bao nhiêu lần, hay có những lần phỏng vấn xong mà nhìn thái độ người phỏng vấn thì bạn hiểu rằng bạn là một người kém cỏi như thế nào. Nhưng sau đó, bạn sẽ biết được rằng bạn kém ở đâu, để học hỏi và lần sau sẽ k còn ai nghĩ bạn kém ở phần đó nữa.

II. Quá tự tin rằng mình ra trường thì sẽ phải đi làm với một mức lương trên trời v..v..

CHẮC CÁC BẠN CŨNG THẤY RẰNG, HIỆN TẠI NGÀNH CNTT CỰC KÌ HOT, HR TÌM NGƯỜI NHƯ TÌM VÀNG, ĐIỂM ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC TĂNG THEO TỪNG NĂM, TIVI HÀNG NGÀY GIẬT TÍT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0. DẪN ĐẾN RẤT NHIỀU BẠN SINH VIÊN, ĐANG ĐI HỌC HAY SẮP RA TRƯỜNG CÓ MỘT TÂM LÝ LÀ “MÌNH RA TRƯỜNG KIỂU GÌ CŨNG CÓ VIỆC, RA TRƯỜNG LÀ MỨC LƯƠNG MÌNH CŨNG KHÔNG THỂ THẤP ĐC. MÌNH ĐANG HOT MÀ”.

Điều này mình nghĩ không sai, nhưng chưa đủ. Nếu bạn đủ giỏi, thì chắc chắn sẽ rất nhiều công ty sẵn sàng đáp ứng bạn một mức lương xứng đáng với những gì bạn có. Nhưng với nhiều bạn, khi đi phỏng vấn khả năng chưa đủ hay chưa xứng đáng với mức các bạn mong muốn, thì các bạn sẵn sàng refuse hay có nhiều lời nói không hay đến chính người phỏng vấn, hay bên ngoài. Có thể các bạn tìm kiếm một vị trí khác phù hợp hơn, nhưng bản thân mình gặp rất nhiều bạn, kiến thức hay kinh nghiệm gần như chưa có, chỉ rất căn bản, nhưng luôn luôn nghĩ rằng mình có thể join được dự án, vì mình học trên lớp được, và cũng khá tốt v..v…

Mặc khác, các bạn cũng chưa hề biết được làm việc trong các dự án nó ra sao? Môi trường thực sự bên ngoài ra sao. Nó không hề giống với những bài tập lớn mà các bạn đã làm, mà nó có vô số những điều khó khăn khác, khác xa với những gì các bạn đang suy nghĩ. Làm bài tập lớn các bạn đã bao giờ nghĩ đến những điều này chưa?

  1. Giao diện/Chức năng mình làm ra có thực sự khách hàng cần sử dụng? Có thực sự thân thiện với người dùng? Hay chỉ là một vài chức năng code cực kì cao siêu nhưng không có ứng dụng thực tiễn?
  2. Đã bao giờ bạn nghĩ đến performance cho dự án cá nhân của mình? Làm thế nào để code của mình có thể để cho một số lượng người dùng lớn sử dụng mà hệ thống không bị chậm?
  3. Làm việc nhóm? Và làm việc với những người không phù hợp với bạn? Không matching tính cách v..v..?
  4. Deadline? Code mãi không ra và ngày mai phải có sản phẩm đưa khách hàng? Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra cảm giác đó khi làm bài tập nhóm hay chưa?

Do đó, chẳng phải dễ dàng mà để nhà tuyển dụng có thể tuyển dụng một bạn sinh viên mới ra trường, chân ướt chân ráo, chưa nắm bắt được công việc của mình mà có thể join dự án mà không qua training.

III. Luôn nghĩ ra cứ có kinh nghiệm là lương sẽ phải cao

“MÌNH CÓ KINH NGHIỆM 1 NĂM RỒI, GIỜ MÌNH CHUYỂN SANG CÔNG TY MỚI, THÌ CHẮC CHẮN LƯƠNG PHẢI TĂNG, VÀ MÌNH SẼ KHÔNG PHẢI LÀ 1 FRESHER, MÌNH PHẢI LÀ MỘT JUNIOR/MIDDLE DEVELOPER RỒI”

Vậy mọi người định nghĩa một năm kinh nghiệm của bản thân ra sao? Các bạn định nghĩa Fresher/Junior/Middle Developer như thế nào?

Bạn làm 1 năm kinh nghiệm k có nghĩa bạn từ một fresher có thể trở thành ngay một Junior hay Middle Developer. Nó còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn, và kiến thức bạn đã thu nhặt, tích lũy được trong 1 năm, có thể lượng kiến thức bạn tích lũy được trong 1 năm có thể đạt được, nhưng có thể không?.

Từng có một manager ở công ty nói với mình rằng “Con người phát triển tốt nhất ở 3 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, đó chính là thời điểm tốt nhất để bạn có thể học hỏi, và vươn lên một cách mạnh mẽ nhất”, do đó trong 3 năm đầu tiên, là thời gian các bạn tích lũy, là thời gian để bạn phát triển chứ không phải là thời gian để bạn đòi hỏi. Nếu bạn tích lũy tốt, là một người có giá trị, bạn chẳng cần phải làm gì cả, người ta cũng sẽ tìm đến bạn.

HÃY LÀ MỘT NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ TRƯỚC KHI NGHĨ ĐẾN NHỮNG ĐIỀU KHÁC!

IV. Những tiêu chí gì cần với những bạn mới ra trường cần

Chắc hẳn sẽ có nhiều người nói rằng Lương sẽ là điều đầu tiên mọi người quan tâm đến. Cá nhân mình nghĩ là nó sẽ đúng khi bạn đã ra trường một thời gian. Nhưng đặc biệt với những bạn mới ra trường thì mình nghĩ rằng những tiêu chí dưới đây sẽ chính xác hơn và sẽ giúp các bạn tiến xa hơn rất nhiều:

A. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

B. KHẢ NĂNG THĂNG TIẾN

C. LƯƠNG

D. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁC

  • Tại sao lại là môi trường làm việc? Nếu bạn làm việc trong một môi trường làm việc phù hợp với bạn, giúp bạn thể hiện được hết con người mình, giúp bạn phát triển bản thân về mọi mặt thì đó mới là điều bạn cần nhất lúc này.
  • Tại sao lại là khả năng thăng tiến? Nếu bạn làm việc, bạn phát triển, thì bạn cũng sẽ mong muốn mình thăng tiến, đôi khi chính cơ hội thăng tiến rõ ràng sẽ giúp bạn có một động lực để cố gắng, để nỗi lực
  • Tại sao lương chỉ nằm ở vị trí số 3? Mình tin rằng, nếu bạn làm được tốt 2 điều trên thì điều thứ 3 này sẽ không bao giờ phụ lòng bạn đâu
vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!