Nỗi ám ảnh về lương
Herbert Lee – một kĩ sư phần mềm tại Striiv – năm nay 29 tuổi, độc thân, chỉ việc trả chưa tới 800$/tháng cho tiền thuê nhà ở the Bay Area (một con số rất nhỏ so với trung bình). Anh kiếm đủ tiền để trả hết các khoản học phí, sống một cách thoải mái. Thực tế, số tiền anh kiếm được gấp 3 lần so với nhu cầu để duy trì một cuộc sống ổn định. Thế nhưng, anh chia sẻ trên Quora về việc không ngừng băn khoăn “Liệu mình đã kiếm đủ tiền chưa?”
Bạn có rơi vào tình trạng đó và lý do của bạn nằm ở đâu?
Tâm lí cạnh tranh thâm căn cố đế
Hầu hết các kỹ sư phần mềm đều là những người thông minh, có tố chất. Với nhiều người trong số họ, việc đạt thành tích học tập xuất sắc ở trường là một phần không thể thiếu. Sẽ có người cảm thấy khó chịu khi đạt điểm thấp hơn người khác và dù để kiểm soát thái độ này nhưng nó vẫn khó có thể biến mất. Tâm lí muốn là người đứng đầu lớp luôn đeo bám cho tới khi họ đi làm, điểm số lúc này là lương còn lớp học lúc này là Thung lũng Silicon.
Bù đắp cho những kỳ vọng không đạt được
Nếu bạn không làm việc trong lĩnh vực công nghệ, thì bạn có thể hình dùng nền công nghiệp này qua những điều bạn biết về Thung lũng Silicon hay đọc về Mark Zukerberg. Bạn cho rằng nó giống như một mảnh đất thần kì nơi mà các kĩ sư là những ông hoàng. Nhưng hầu hết những “ông hoàng” này thực ra chỉ biết sáng đi làm tối về và đợi đến ngày nhận lương. Có những sự thật sần sùi khác về cuộc sống và công việc của những kĩ sư phần mềm, dẫn tới lương trở thành “cứu cánh” cho những kỳ vọng không thành sự thật. Họ hay tự nhủ “Ừ thì mình không phải là triệu phú, nhưng ít ra mình cũng kiếm được hơn X% so với những người khác!”
Thước đo của sự thành công
Con người thương hay tự đánh giá chính bản thân mình bằng việc họ kiếm được bao nhiêu tiền. Dù đúng hay sai, người ta cho rằng ai đó kiếm được nhiều tiền hơn hẳn người đó đáng giá với công ty họ làm và cống hiến nhiều hơn. Nghĩ tới việc thăng tiến, người ta cũng nghĩ ngay tới mức lương mà họ đạt được. Nếu bạn đang làm thực tập sinh hay tình nguyện viên không lương thì bạn sẽ có cái nhìn khác, nhưng với những ai đã thực sự bước chân vào nền công nghiệp này, tiền – nhất là khi so với đồng nghiệp – trở thành một cách quan trọng để đánh giá bạn đang đứng ở đâu trong hệ thống thứ bậc của xã hội.
Sự ngạo mạn
Là một kĩ sư phần mềm, có bao giờ bạn cảm thấy mình phải là người quan trọng nhất trong công ty? Bạn có thể chỉ tay vào một đoạn code và nói: “Nếu không có thứ này do CHÍNH TÔI VIẾT RA, thì chẳng có sản phẩm nào của các anh hoạt động được.” Suy nghĩ này đồng nghĩa với việc bạn phóng đại tầm quan trọng của bản thân. Vậy là, khi bạn thấy người quản lý dự án hay anh chàng QA nào đó có mức lương bằng hoặc nhiều hơn của bạn, bạn cảm thấy như có một cái tát vào mặt. Bạn là kĩ sư cơ mà? Bạn đã tạo ra thứ gì đó cơ mà?
Chưa hết mình với công việc
Trong thời buổi cầu lớn hơn cung, nhiều kỹ sư phần mềm được săn đón với mức lương hấp dẫn nhưng không nhất thiết phải hết mình vì mức lương đó. Điều đó dẫn tới tâm lý tập trung vào việc công ty đem lại cho họ cái gì, thay vì tập trung vào việc họ có thể cống hiến gì cho công ty. Hay nói một cách khác, họ ám ảnh về lương chứ họ không “ám ảnh” với công việc.
Môi trường làm việc kém hấp dẫn
Có một lý do ngoại cảnh dẫn tới việc bạn băn khoăn về mức lương mình được nhận nằm ở chính nhà tuyển dụng. Cho dù IT có nhu cầu tuyển dụng cao đến đâu thì chắc chắn sẽ có những nơi làm việc không hề lí tưởng để làm việc. Những công ty bóc lột sức lao động của kĩ sư phần mềm không phải là không có. Dĩ nhiên, môi trường làm việc tiêu cực cùng với sự ám ảnh về mức lương thiếu xứng đáng sẽ thôi thúc bạn tìm kiếm một môi trường mới hấp dần hơn dù có thể mức lương không cao hơn.
Rõ ràng, những lý do trên có thể là triệu chứng cho một loại rối loạn tính cách nào đó và bạn nghĩ rằng mình cần phải có một liệu pháp điều trị. Thế nhưng, sự ám ảnh về lương như vậy không phải là điều bất bình thường với những ai làm kĩ sư trong ngành công nghệ thông tin.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!