UX UI Designer cần những gì để thành công ?
Lập trình web nói chung và UI/UX design nói riêng đang là những từ khóa “nóng bỏng” không chỉ của giới trẻ yêu công nghệ thiết kế mà của mọi người. Các cơ sở đào tạo chuyên viên thiết kế web luôn kín chỗ, Các công ty không ngừng săn tìm người tài về phục vụ dự án tâm huyết của mình. Vậy, trong thực tế thị trường lao động thì với chức danh UX UI Designer, bạn sẽ phải làm những gì?
Trước hết, để hiểu rõ hơn, ta cần nói lại về khái niệm căn bản của công việc này.
UX UI Designer là gì?
UX UI Designer là những người phụ trách thiết kế giao diện + trải nghiệm người dùng
Là một UX/UI Designer, bạn phải chuyển hóa một loại hình sản phẩm nào đó (website/hệ thống/dịch vụ/ứng dụng…) đang còn ở dạng phần mềm thuần về tin học sang thành một loại hình sản phẩm có thể hiểu, sử dụng được với người dùng.
Về mặt chuyên môn, người phụ trách mảng UI Design (User Interface Design) sẽ đảm nhiệm vai trò thiết kế giao diện người dùng, các chuyên gia UX Design (User Experience Design) nhận trách nhiệm thiết kế trải nghiệm người dùng. Ta có thể hình dung sản phẩm ta đang làm giống như một cuốn sách, trong đó, UX Designer là người phụ trách việc dịch thuật, chuyển cuốn sách từ ngôn ngữ tin học sang ngôn ngữ đại chúng, UI Designer sẽ phụ trách những phần liên quan đến “dung mạo” cuốn sách như dàn trang, chế bản, thiết kế bìa, in ấn…
Dĩ nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Tùy vào từng quy mô hay mô hình của từng tổ chức mà UI Design và UX Design được phân tách làm hai hay gộp chung làm một bộ phận hay nằm trong lòng các bộ phận liên quan. Tuy nhiên, dù là bất cứ loại hình hay mô hình nào, các bộ phận bắt buộc phải phối hợp với nhau chặt chẽ, không tách rời với chung một mục đích là tối ưu hóa một sản phẩm cả về hình ảnh bên ngoài lẫn tính năng sử dụng bên trong, để từ đó nâng cao tương tác giữa người dùng và sản phẩm, tăng thêm sự hài lòng cho khách hàng.
Nói tóm lại, UX/UI Designer cần tạo ra một nền tảng trải nghiệm thật tốt với những tính năng hữu dụng, thiết thực, thỏa mãn nhu cầu của người dùng, vừa phải đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng của bạn, vừa đồng thời hỗ trợ họ chăm sóc, nuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển cho cả khách hàng của họ.
Công việc cụ thể của UX UI Designer là gì?
Nhiệm vụ cụ thể của UX/UI Designer cũng thường tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và mô hình tổ chức của từng công ty/đơn vị, nhưng chung nhất vẫn là:
- User Research – Nghiên cứu người dùng: thu thập, tổng hợp & kết hợp với các trưởng dự án/bộ phận liên quan để phân tích yêu cầu của người dùng về sản phẩm/dịch vụ hay hệ thống liên quan.
- Phác thảo & thiết kế chi tiết:
- Sketching (phác họa) các bước hay flow (quy trình hoạt động) cũng như sitemap (sơ đồ giao diện).
- Thiết kế chi tiết các tính năng cần thiết cho trải nghiệm người dùng (elements, menu, tab, widget…
- Xây dựng các nút điều hướng (Navigation buttons), các khu vực tìm kiếm (search box)
- Tiến hành thiết kế (lập trình & phát triển) các bản mẫu dạng mockup & prototype để từ đó có thể hình dung được rõ nét tính năng và giao diện hoàn chỉnh của sản phẩm
- Xử lý các phần liên quan đến thiết kế đồ họa (Graphic Design) như: hình ảnh, bản vẽ phác họa hay các loại bảng biểu liên quan
- Hoàn thiện thiết kế
- Trình bày bản mẫu với các bên liên quan
- Kiểm định, xác định và xử lý các vấn đề (layout, trải nghiệm người dùng, phản hồi…) và hoàn thiện
Không phải lúc nào bạn cũng phải làm toàn bộ những nhiệm vụ này. Cũng không phải lúc nào bạn cũng chỉ làm những công việc này. Như đã nói ở trên, yêu cầu đối với vị trí UX/UI Designer là tùy thuộc vào mô hình và cơ cấu từng tổ chức. Tuy nhiên, đây là những nhiệm vụ và trách nhiệm chung nhất khi bạn khoác lên mình chiếc áo UI/UX Designer tại các công ty.
Để thành công ở vị trí của UX UI Designer bạn cần có gì?
Một chuyên viên thiết kế UI/UX cần gì?
- Kinh nghiệm: Hầu hết các công ty đều sẽ để trong phần mô tả công việc rằng, họ cần bạn có kinh nghiệm trong thiết kế phần mềm và đặc biệt ưu tiên những người đã có tham da thiết kế các sản phẩm ứng dụng web hay mobile. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chẳng làm được gì nếu không có kinh nghiệm. Không phải ai vừa ra đời đã có kinh nghiệm ngay.
- Kiến thức – kỹ năng chuyên môn: Quan trọng nhất chính là bạn có kiến thức và kỹ năng hay không. Bạn có biết sử dụng các công cụ thiết kế như wireframe.cc hay Invision không? Bạn có từng nghe tới hay sử dụng được các phần mềm thiết kế như Adobe Illustrator hay Photoshop không? Có trình độ gì về các lĩnh vực như thiết kế, tin học không? Bạn cần phải trả lời những câu hỏi này trước khi cân nhắc đến vấn đề kinh nghiệm.
Nếu câu trả lời của bạn là có thì xin chúc mừng, bạn cứ tiếp tục đi tìm “minh quân” hay một con đường phù hợp với sự nghiệp mình lựa chọn, bình minh luôn ở phía trước. Nếu câu trả lời là không, mời bạn nhanh chóng chọn một trong hai phương án:
-
- Quay về với thực tại cuộc sống, làm những gì bạn đang làm dang dở.
- Theo học một khóa học nào đó về thiết kế web nói chung và UI/UX Design nói riêng. Xem thêm về khóa học tại:…
- Thái độ làm việc: Điều cuối cùng trong những điều bạn cần chính là thái độ làm việc. Thái độ này không chỉ ở riêng lĩnh vực UX/UI Design, cũng không chỉ đơn giản là một thứ tính cách đặc biệt nào đó mà nó là một sự tổng hòa của tư duy cởi mở + tác phong chuyên nghiệp + tinh thần cầu thị, vì một mục tiêu chung. Hay đơn giản hơn, bạn thử nghĩ xem mình có tính kỷ luật hay có khả năng quản lý thời gian tốt không?
Nếu đã có đủ và hiểu đủ, ngại gì không thử! Nếu thấy chưa có đủ hay chưa hiểu đủ, ngại gì không hỏi!
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!