UX Website cho người mới bắt đầu cần làm những gì ?

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 753 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Thiết kế UX hay User Experience Design không có một quy trình tiêu chuẩn tuyệt đối nào. Mặc dù vậy, khi mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này, ai cũng cần biết và “đi” những bước đầu tiên để hình dung được quy trình căn bản của nó. Hãy cũng xem những bước nền tảng trong thiết kế UX website là gì nhé!


Thiết kế UX – User Experience Design

Trước hết, ta nhắc lại một chút về khái niệm UX và thiết kế UX. 

Trong lĩnh vực thiết kế web, UX – User Experience được hiểu đúng nghĩa là Trải Nghiệm Người Dùng. Trải nghiệm này có được dựa trên tương tác giữa con người và một hệ thống. Hệ thống này có thể là một trang web,  một ứng dụng web hay một phần mềm máy tính. UX đôi khi còn được thể hiện thông qua hình thức tương tác giữa con người và máy tính (Human-Computer Interaction – HCI)

Trong thương mại hay thương mại điện tử (TMĐT), Trải Nghiệm Người Dùng  là cảm xúc, thái độ của con người khi sử dụng một loại sản phẩm, hệ thống hay dịch vụ nào đó cụ thể. Nó bao gồm những khía cạnh thực tế về mặt kinh nghiệm, tình cảm, ý nghĩa và giá trị của hệ thống, dịch vụ hay sản phẩm thông qua tương tác của con người mà ở đây chính là khách hàng hay đối tượng nhắm tới của loại hình đó. 

Từ đó, thiết kế UX hay UX web design chính là quá trình bạn nghiên cứu, xây dựng và cải tiến để nâng cao độ hài lòng của người sử dụng loại hệ thống, dịch vụ hay sản phẩm mà ta đang vận hành.  

Vậy, để bắt tay vào thiết kế UX (UX design website) ta nên làm gì?

Nghiên cứu người dùng – User Research

Bạn đang thiết kế trải nghiệm cho người dùng (user experience design), vì thế việc bạn phải nghiên cứu người dùng là bước đương nhiên. Đôi khi, đây không phải là việc phức tạp hay quá cần thiết, nhưng chú ý kỹ bước này sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý và hình dung được hành vi của người dùng khi sử dụng hệ thống, dịch vụ hay sản phẩm của bạn.

Các phương pháp nghiên cứu thì có nhiều và tùy thuộc từng lĩnh vực riêng nhưng có hai phương pháp nghiên cứu tổng quan thường được sử dụng: 

  • Nghiên cứu định tính – Qualitative Research

Đây là phương pháp nghiên cứu thông qua hình thức trò chuyện, quan sát và trải nghiệm thực tế để tìm hiểu sâu hơn về hành vi của người dùng. Người làm nghiên cứu càng kỹ lưỡng, thông tin càng sâu thì sẽ càng có giá trị khi bắt tay vào thiết kế. 

  • Nghiên cứu định lượng – Quantitative Research

Sau khi bạn đã tìm hiểu về tính chất của người dùng ở bước đầu, bạn cần kiểm chứng lại dữ liệu mình đang có trên phạm vi rộng hơn. Nói một cách đơn giản hơn, bạn cần trả lời câu hỏi: “Những gì mình vừa thu được có thuộc về hành vi của đa số hay không?” Lúc này, bạn sẽ cần tới một phần kỹ năng phân tích thống kê để đưa ra những quyết định chuẩn xác và phù hợp với quá trình thiết kế hệ thống, dịch vụ hay sản phẩm của mình. 

Phân tích kết quả nghiên cứu & những quan sát để đưa ra được thông số insight 

Nhiều người thường chủ quan ở bước này vì cho rằng những nghiên cứu ở bước đầu đã quá rõ ràng, mạch lạc từ tính chất tới thông số. Tuy nhiên, để có một sản phẩm thành công, ở ngay chính bước này bạn cần làm được hai việc:

  • Cô đọng, rút gọn những thông tin này thành những tài liệu thiết thực, có mục tiêu, có ý nghĩa, loại bỏ các thông tin dư thừa, không cần thiết hoặc sai lệch với mục đích. 
  • Chuyển những thông số insight quan trọng mà bạn có được thành ý tưởng thiết kế hay những tính năng cụ thể để không chỉ mình bạn hiểu được mà các bộ phận khác khi tiếp nhận nhiệm vụ liên quan cũng hiểu và xử lý được.

Để làm những việc này, bạn cần có các công cụ cụ thể như: Personas, Task Analysis, Scenario… và dĩ nhiên bạn cần học. Xem thêm về khóa học tại: [insert link]

Lên ý tưởng & bắt tay vào thiết kế

Để thiết kế UX một cách chuyên nghiệp, bạn cần học và biết nhiều loại công cụ liên quan.

Đây là phần chính của quá trình thiết kế UX. Bạn đã có mục tiêu của người dùng và mục đích của sản phẩm, hệ thống hay dịch vụ. Giờ, bạn cẩn xây dựng được flow – luồng hoạt động của người dùng. Flow này sẽ ưu tiên phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của đại đa số người dùng (chưa chắc là toàn bộ). Vì thế, bạn cần ưu tiên những bước chính của trải nghiệm. Những tính năng phụ hay bên lề sẽ để lại phía sau.

Các bước thông thường trong phần này, gồm:

  1. User Flow – Vẽ luồng hoạt động của người dùng
  2. Sketch – Phác thảo trải nghiệm
  3. Wireframe – Lên khung giao diện
  4. Prototype – Lên khuôn mẫu đầu tiên.

Để làm những bước này, bạn đều cần phải học các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong thiết kế. Bạn có thể xem thêm về các khóa học này tại đây: [insert link]. Với từng loại tính năng riêng, bạn cũng lặp lại các bước căn bản này và mở rộng hơn với bước wireframe và prototype. 

Thử nghiệm

Đây thực chất là một quá trình song song, xuyên suốt thời gian bạn thiết kế. Dù là với tổng thể sản phẩm hay chỉ với một tính năng nhỏ, bạn cũng nên thực hiện bước này ngay sau khi đã ra được nguyên mẫu (bản prototype). Thử nghiệm và nhận phản hồi ngay lập tức, rồi hoàn thiện liên tục sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, thời gian và tạo ra một nền tảng vững chắc cho sản phẩm, dịch vụ hay hệ thống của mình. 

Chỉnh sửa, hoàn thiện trải nghiệm & giao diện.

Nếu bạn đã làm chắc 4 bước kể trên thì bước thứ 5 này chỉ là kết quả cuối cùng bạn đón nhận. Đôi lúc, bạn quá mải mê với phân tích, tìm kiếm, xây dựng và chỉnh sửa những thứ chi tiết mà bỏ qua mất bước lùi lại để nhìn toàn cảnh. Đến khi đã hoàn thiện rồi mới thấy có vấn đề đâu đó chẳng hạn thì đây sẽ là lúc bạn có thể làm điều đó. 

Kết luận:

Như đã nói ban đầu, không có một quy trình chuẩn mực cho thiết kế UX. Đây chỉ là những bước căn bản mà bất kỳ một sản phẩm,dịch vụ hay hệ thống nào cũng cần và nên được thực hiện để đảm bảo có một nền tảng vững chắc và lâu bền. 

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!