Học ngành gì để trở thành một lập trình viên ?
Bạn đang quan tâm tới ngành lập trình viên nhưng không rõ lập trình viên học ngành gì, cần chuẩn bị những gì, học như thế nào và học ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những băn khoăn này! Vào đầu năm 2019, các chuyên gia đã từng đưa ra báo cáo thị trường nhân lực IT của Việt Nam thiếu hụt từ 70,000 – 90,000 nhân sự và đưa ra dự báo con số này vào năm 2020 là 100,000 & năm 2021 là 190,000 người. Mặc dù cả thế giới đang trải qua cơn đại dịch toàn cầu gây thiệt hại to lớn về người và của, nhu cầu tuyển dụng cho ngành CNTT nói chung & chuyên ngành lập trình nói riêng chắc chắn không có nhiều suy chuyển thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn.
1. Vậy, ngành lập trình viên như thế nào & lập trình viên học ngành gì?
Lập trình là một trong những phần việc chiếm đa số tầm quan trọng trong lĩnh vực CNTT. Không phải ai học CNTT cũng có thể lập trình & ngược lại, không phải ai lập trình được cũng là lập trình viên.
Trong tiếng Anh, “lập trình viên” được diễn giải bằng 3 thuật ngữ: “programmer” (người tạo lập chương trình), “coder” (người viết mã) & “developer” (nhà phát triển). Nói một cách dễ hiểu, “lập trình viên” là người xây dựng, viết các đoạn mã và phát triển lên một chương trình phần mềm dành cho máy tính hay một ứng dụng cho các thiết bị di động liên quan với nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Có nhiều cách để bạn trở thành một lập trình viên nhưng đều chung một chữ “học”.
Nếu muốn đi sâu vào nghiên cứu, bạn có thể chọn một khoa trong các trường công nghệ hoặc một chuyên ngành lập trình viên trong các khoa/viện khoa học công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa, Đại học Bưu chính viễn thông hay Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia… Đây là cái nôi đào tạo ra các kỹ sư công nghệ hàng đầu Việt Nam với những công trình nghiên cứu có giá trị.
Hệ đào tạo chính quy của các trường Cao đẳng – Đại học thường phân chia không giống nhau, loại hình đào tạo cũng đa dạng nhưng thường sẽ có một số chuyên ngành lập trình viên quen thuộc như sau:
- Khoa học máy tính (Computer Science): Đây là ngành lập trình viên học tập trung vào quan điểm lý thuyết liên quan nhiều tới toán học & logic. Bạn sẽ được tiếp cận với những công việc liên quan đến các thuật ngữ hết sức “thời thượng” như Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence – AI) hay Học Máy (Machine Learning)…
- Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering): Đây là chuyên ngành kết hợp giữa Điện tử & CNTT cung cấp cho bạn kiến thức về hệ thống phần cứng và phần mềm. Từ đó bạn có thể xây dựng, thiết kế các hệ thống phù hợp, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các thiết bị phần cứng.
- Công nghệ phần mềm: Đây là ngành lập trình viên mà bạn nên đăng ký nếu thực sự nghề nghiệp bạn theo đuổi là lập trình viên. Ngành học này sẽ cho bạn những kiến thức cơ bản, chính xác về quy trình hay kỹ năng cần thiết để xây dựng & phát triển một phần mềm máy tính.
- Hệ thống thông tin: Theo ngành này, bạn sẽ được học về quy trình thu thập và xử lý thông tin, tìm hiểu về các thiết bị liên quan, thu thập những kỹ năng phân tích, đánh giá và học cách thiết kế hệ thống, vận hành cũng như quản trị thông tin để từ thông tin thu thập được tạo ra được những kết quả có giá trị.
- Mạng máy tính & Viễn Thông: Ngành học này hướng dẫn người học các kiến thức về quản trị hệ thống mạng. Sau khi ra trường, bạn sẽ trở thành người thiết kế mạng cho các ngân hàng, nhà cung cấp mạng hay các trung tâm dữ liệu. Nếu vẫn thích công việc lập trình, bạn có thể trở thành người thiết kế, phát triển phần mềm mạng.
- Thị giác máy tính (Computer Vision) & điều khiển học(Cybernetics): Cũng giống như Khoa học máy tính, chuyên ngành này thiên về nghiên cứu và thường dành cho những đối tượng muốn đi sâu vào nghiên cứu với đầu óc cũng sự nhanh nhạy về mặt toán học hay logic.
2. Lập trình viên cần học những môn gì?
a. Kiến thức căn bản về ngành lập trình viên
Kiến thức căn bản luôn là điểm khởi đầu tốt nhất. Giống như xây nhà cao tầng, bạn muốn lên cao bao nhiêu, bạn cần đào móng sâu bấy nhiêu. Để trở thành một lập trình viên và phát triển nhanh trong sự nghiệp, bạn nhất định phải nắm vững kiến thức tổng quan về các ngàng lập trình viên này.
b. Ngôn ngữ lập trình
Đây là phần quan trọng tiếp theo khi bạn bước chân vào ngành lập trình viên. Không có ngôn ngữ bạn sẽ không thể truyền tải thông điệp nào cho bất cứ ai hay lưu lại bất cứ câu chuyện gì. Máy tính cũng vậy! Để có thể giao tiếp với máy tính, bạn cần đọc hiểu và trao đổi được bằng ngôn ngữ của nó.
Giống với ngôn ngữ của loài người, ngôn ngữ máy tính rất đa dạng & phong phú: Python, C#, Go, C++, Java, PHP…
c. Tìm hiểu các xu hướng ứng dụng lập trình
Nếu như trước kia, ta chỉ biết tới lập trình web rồi tới lập trình ứng dụng thì sau đó ta có lập trình di động và giờ là lập trình IoT. Công nghệ thông tin là ngành có tốc độ phát triển không kém gì tốc độ ánh sáng. Chỉ một đêm đi ngủ, sáng hôm sau tỉnh dậy bạn đã thấy có bước tiến mới nào đó được đăng đàn. Là một người góp phần kiến tạo nên sự phát triển của lĩnh vực này, bạn không thể bỏ qua phần này.
Nếu bước đầu của bạn vào sự nghiệp lập trình vững với kiến thức nền tảng chắc, bạn lại giỏi việc giao tiếp với máy tính & “cộng đồng” của nó nhờ biết nhiều loại ngôn ngữ thì bước thứ 3 – tìm hiểu & nắm bắt các xu hướng ứng dụng lập trình chắc chắn sẽ đưa bạn lên đỉnh cao của ngành này.
3. Làm thế nào để học lập trình một cách nhanh nhất?
Trên thực tế, ngoài việc theo học chính quy tại một trường đại học – cao đẳng nào đó về CNTT, bạn hoàn toàn có thể trở thành lập trình viên thông qua việc theo học một khóa học ngắn hạn & tự trau dồi thêm kiến thức bằng các dự án cá nhân hay tham gia vào các dự án mã nguồn mở (open-source project).
Các khóa học được thiết kế phù hợp với mục đích của người học cùng nhiều ưu đãi có giá trị sẽ giúp bạn đặt chân vào con đường sự nghiệp mà không cần phải băn khoăn đến câu hỏi: “lập trình viên học ngành nào?”
Rất nhiều trung tâm đào tạo công nghệ mở ra. Các khóa học được thiết kế đa dạng, nhiều hình thức với khung giờ phong phú giúp các học viên lựa chọn dễ dàng, đáp ứng được cả yêu cần lẫn mong muốn của cả người mới lẫn người có kinh nghiệm lâu năm muốn trau dồi nghề nghiệp.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!