Những công cụ nguồn mở các thư viện cần biết
Đã có thời khi làm việc trong thư viện tôi đã thấy rất khó chịu (như nhiều thủ thư khác) vì đã có quá ít lựa chọn về phần mềm thực sự làm được những gì tôi cần. Trong các thư viện chúng tôi đã quá quen thuộc với mô hình người bán hàng = phần mềm. Ở những nơi một nhà bán hàng kiểm soát sản phẩm và trong khi có thể có những sản phẩm tương tự khác, thì chúng cũng bị một nhà bán hàng khác kiểm soát. Điều này giải thích vì sao các thư viện cần phải nhìn sâu sát hơn phần mềm nguồn mở.
Bằng việc loại bỏ “chủ sở hữu” (có nghĩa là nhà bán hàng) khỏi phương trình ở trên, chúng tôi có được nhiều sự tự do để tạo ra phần mềm làm những gì chúng tôi muốn, cách chúng tôi muốn, khi chúng tôi muốn. Một trong những điều khó khăn nhất để dạy các thư viện đang chuyển sang giải pháp nguồn mở là sức mạnh bây giờ nằm trong tay của họ để chỉ huy phần mềm.
Vì lý do đặc biệt này, tôi dạy nhiều lớp tập huấn về phần mềm nguồn mở cho các thư viện, và tôi luôn thấy nó thú vị khi tôi mang tới các công cụ mà những người tham dự chưa bao giờ nghe thấy về chúng. Đúng là khó để bắt kịp tất cả các ứng dụng có ngoài đó, nên tôi đã biên dịch một danh sách lớn với 5 công cụ nguồn mở mà nhiều thư viện hơn nên biết về chúng.
SubjectsPlus
SubjectsPlus là công cụ chỉ dẫn đối tượng nguồn mở. Đối với các dạng không phải thư viện đọc điều này: chỉ dẫn đối tượng là một tài nguyên chung trong các thư viện để chỉ cho mọi người tới các tài nguyên thích hợp về một chủ đề cụ thể. Khi tôi lần đầu làm việc trong các thư viện, những gì chúng tôi từng làm việc với từng là hàng loạt các trang được viết mã cố định với đầy các đường liên kết. Bây giờ chúng tôi có các công cụ như SubjectsPlus để làm giảm nhẹ công việc nặng nhọc đó cho chúng tôi.
SubjectsPlus dễ dàng bổ sung thêm các nhân viên (hoặc những người quản lý chỉ dẫn) và các tài nguyên (in, các cơ sở dữ liệu, các đường liên kết, và hơn thế nữa) sao cho bạn có thể xuất bản chỉ dẫn đối tượng hữu ích cho các khách hàng của bạn. Ví dụ hãy kiểm tra Chỉ dẫn Khóa học về CSE 561 (Course Guide for CSE 561) của Thư viện Đại học Oakland.
LibKi
Libki là hệ thống quản lý quầy công cộng được thiết kế cho các thư viện bởi những người đang làm việc trong thư viện! Nó cho phép bạn quản lý các máy tính công cộng của bạn trong thư viện (hoặc bất kỳ cơ sở công khai nào) với thiết lập tối thiểu.
Tôi nhớ khi thư viện đầu tiên của tôi chọn một hệ thống quản lý quầy – đó từng là sự tra tấn để thiết lập và duy trì. Đó là khi tôi đi ra ngoài tìm kiếm lựa chọn thay thế và tìm thấy LibKi.
Sử dụng LibKi, thư viện có thể quản lý những người sử dụng có thể ngồi với các máy công cộng bao nhiêu thời gian, đưa ra các mã ID của người viếng thăm với các quy tắc khác nhau so với những người có thẻ thường xuyên, để dành các máy cho các khách hàng, và quản lý chung quầy sao cho bất kỳ ai cũng có được phần thời gian công bằng của họ. Bạn có thể thấy hoạt động của LibKi trong video giới thiệu này.
BibApp
BibApp là một mạng xã hội nghiên cứu. Đây là công cụ gọn nhẹ cho các thư viện hàn lâm sử dụng để kết nối các nhà nghiên cứu trong khu trường với các chuyên gia trong lĩnh vực để hỗ trợ họ trong nghiên cứu của họ. Các nhà nghiên cứu tạo các hồ sơ và thêm các công việc của họ vào hồ sơ của họ. Điều này làm cho dễ dàng để họ thúc đẩy công việc của họ, và nó chỉ ra phần còn lại của cộng đồng trong khu trường của bạn về nhà nghiên cứu đó đang làm về điều gì. Đối với các thư viện, BibApp làm cho dễ dàng để tìm ra nghiên cứu nào đang được tiến hành trong khu trường. Xem hoạt động của BibApp ở Đại học Illinois.
Guide on the Side
Guide on the Side là công cụ đáng kinh ngạc, và nó nói ngay trên website: Biết cách sử dụng từ ư? Bạn biết rồi cách sử dụng Guide on the Side! Đây là công cụ nhỏ hữu dụng ngồi bên cạnh website hoặc catalog thư viện của bạn để hướng dẫn các khách hàng cách sử dụng hệ thống. Xem công cụ này hoạt động ở Đại học Arizona.
Về cơ bản, bạn vết sách chỉ dẫn của bạn trong giao diện của Guide on the Side và sau đó nói cho nó URL nào phải hiển thị ở bên phải màn hình. Sách chỉ dẫn của bạn thậm chí có thể bao gồm bài kiểm tra để chắc chắn mọi người đang tuân theo cùng và hiểu các chỉ dẫn của bạn. Công cụ này có thể có nhiều sử dụng bên trong thư viện.
OpenRoom
OpenRoom cho phép bạn quản lý sự đặt chỗ trước không gian công cộng trong thư viện. Một câu hỏi lặp đi lặp lại mà tôi có trong các phiên huấn luyện là ứng dụng đặt phòng nguồn mở. Thực sự có vài ứng dụng như vậy ngoài đó, nhưng OpenRoom được thiết kế bởi và cho các thư viện. Giao diện đơn giản cho phép dễ dàng tùy biến thích nghi chủ đề, tạo sự đặt chỗ trước thông qua mẫu biểu trên web, và nhanh chóng thiết lập các phòng và/hoặc các nhóm phòng. Hãy lấy OpenRoom và thử nó.
Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!