Tôi rất yêu máy tính

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 734 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Tôi tình cờ đọc cuốn sách Secret Guide to Computers (Cẩm nang bí mật dành cho máy tính) của tác giả Russ Walter khoảng năm 1993. Vào thời điểm đó thì nó đã lên tới tái bản lần thứ 18 rồi.


Phiên bản đầu tiên của cuốn The Secret Guide được xuất bản vào năm 1972 ở dạng một cuốn sách nhỏ 17 trang tự đánh máy. Phiên bản gần đây nhất là một cuốn sách Secret Guie to Computers  khá cồng kềnh tới 607 trang, nói dông dài, giống như một bức thư tình tới máy tính vậy, trong tất cả các hình ảnh và câu chữ của nó.

Russ đã so sánh máy tính với thuốc phiện:

“Máy tính thì giống như là thuốc phiện vậy: ban đầu bạn chỉ dành một chút thời gian với chúng nhưng sẽ sớm cảm thấy hào hứng bởi trải nghiệm đó — vì vậy đã dính chặt vào nó — và bạn có khuynh hướng dành ngày càng nhiều thời gian cũng như tiền bạc để nuôi sở thích này…”

“..Trải nghiệm máy tính đầu tiên của bạn dường như rất ngây thơ: bạn dành một ít tiền để mua một cái máy tính nhỏ. Bạn bật máy lên, chủ yếu để yêu cầu nó chơi một trò game, và đột nhiên màn hình của chiếc máy tính hiển thị những màu sắc ánh sáng chói lòa một cách siêu phàm gồm những ánh sáng thôi miên trước mắt bạn. Bạn thốt lên “Wow, nhìn tất cả những màu sắc này xem!” và bạn cảm thấy một sức mạnh siêu nhiên nào đó..”

Nhưng sau khoảng 2 tháng vọc vậy cùng với chiếc máy tính mới của mình, thì cái cảm xúc thích thú bắt đầu giảm đi và bạn tự hỏi, “Liệu mình có nên mua thêm một số đồ chơi mới, kích thích, và mang lại những cảm xúc hưng phấn hơn?” Vì vậy bạn mua nhiều đồ chơi để gắn vào máy tính của bạn. Giờ đây bạn đã thực sự chìm sâu vào nó, cả về phương diện tài chính lẫn về tinh thần. Bạn đã bị dính chặt vào nó. Bạn đã trở thành một gã nghiện máy tính. Mỗi tháng bạn quay trở lại cửa hàng bán máy tính ưa thích của mình để tìm kiếm một cái thậm chí lớn hơn — và xài nhiều tiền cho nó.

Bản thân tôi cũng là một tay nghiện máy tính điển hình. Tôi đã mua tổng cộng khoảng 50 cái máy tính, và tôi vẫn còn đang tiếp tục mua. Có ai cứu tôi với! Những máy tính của tôi đã đầy cả nhà rồi. Bất cứ khi nào leo lên giường đi ngủ, thì tôi nhìn thấy chúng âu yếm nhìn tôi, những ánh đèn led của chúng nhấp nháy, quyến rũ tôi dành nhiều thời gian vào những trò vui nhảm nhí, thậm chí cả khi mặt trời đã bắt đầu mọc ở ngoài kia.

.. và tình dục:

Chiếc máy tính sẽ làm bạn đê mê. Nó sẽ dụ dỗ bạn dành nhiều thời gian cùng với nó. Bạn sẽ phải lòng nó. Bạn sẽ bắt đầu mua cho nó những món quà: những thực phẩm ngoại (những chương trình đắt tiền để nhai chóp chép), những quần áo đẹp (một tấm vải choàng nhỏ xinh xắn để che cho nó khỏi bụi), và những đồ trang sức đắt tiền (một chiếc máy in và một đống đĩa ngoài).

Sau đó máy tính sẽ yêu cầu bạn cung phụng nó nhiều hơn. Trong khi bạn đang ngây ngất trong cuộc truy hoan cùng với chiếc máy tính của bạn và nghĩ rằng đó là điều vui sướng nhất mà bạn đã từng trải qua, thì đột nhiên máy tính sẽ yêu cầu bạn mua thêm cho em nó nhiều bộ nhớ hơn. Nó sẽ từ chối tiếp tục cuộc hoan lạc cho tới khi mà bạn đồng ý chấp nhận yêu cầu của nó. Và bạn sẽ đồng ý — một cách hăm hở!

Máy tính là một người tình hay vòi vĩnh. Bạn sẽ cảm giác như đã kết hôn cùng với nó vậy.

Việc cưới một chiếc máy tính thì hấp dẫn hơn rất nhiều so với cưới một con người bằng xương bằng thịt: vì máy tính rất giỏi trong việc “luôn sẵn sàng” (khi nào chúng cũng điện đóm đầy đủ) và chúng chẳng bao giờ tranh cãi (chúng luôn luôn sẵn sàng để “mần”, ngoại trừ một số lúc chúng bị “hắt hơi sổ mũi”).

Tôi muốn gọi cuốn sách này là “Cẩm nang tình dục cho máy tính” và đặt một bức hình người “vợ” máy tính và tôi trên bìa cuốn sách, nhưng một số cộng đồng sẽ cấm việc kết hôn lẫn lộn. Cái bìa sách đó sẽ bị cấm ở thành phố Boston, nơi mà tôi đang sinh sống. Vì vậy tôi mới phải dùng chiêu bằng cách đổi tên nó thành “Secret” Guide to Computers (Cẩm nang bí mật dành cho máy tính). Nhưng cái bí mật thực sự ở đây là: cuốn sách này thì nói về tình dục.

Nếu bạn kết hôn với một cái máy tính mà lại đã kết hôn với một con người trước đó rồi, thì vợ bạn sẽ gọi bạn là một thằng cha “bắt cá hai tay” và cảm thấy ghen tuông với cái máy tính đó. Mối quan hệ hôn nhân với vợ bạn có thể xấu đi và kết thúc bằng việc kéo nhau ra tòa ly hôn.

Mặc dù quyển sách này chủ yếu là nhắm đến đối tượng mới vọc máy tính, nhưng tôi nhớ chính xác là vào một dịp cuối tuần của mùa đông dài lạnh lẽo năm 1993 thì tôi đã đọc toàn bộ cuốn sách Secret Guide này từ đầu đến cuối. Sự nhiệt tình của tác giả Walter rải khắp các trang sách. Sự nghiêm túc, không quan tâm đến tiền bạc và nét tính cách tự làm lấy tất cả đã chiếu sáng những cuốn sách thương mại vô hồn mà được đánh bóng khác.

Russ là một người rất thú vị; có một tóm tắt tiểu sử của ông trong mục “giới thiệu về tác giả” trong phần review của cuốn sách. Ông cũng khá táo bạo khi công bố số điện thoại của mình trong cuốn sách đó, và khuyến khích mọi người gọi cho ông, bất cứ lúc nào, 24 giờ mỗi ngày, để giải thích về các vấn đề liên quan. Cuốn sách của ông thì hoàn toàn là tự xuất bản dưới một giấy phép “copywrong”. Và hiển nhiên ông ta muốn như vậy: ông mời chào một đĩa CD-ROM chứa phiên bản nội dung nguyên vẹn của cuốn sách với rất nhiều định dạng khác nhau, và những phiên bản gần như hoàn chỉnh cũng có sẵn trên rất nhiều trang web. Một trong số chúng thậm chí còn có chỉ số pagerank cao hơn cả trang web của ông, đó là một điều không may mắn.

Bổ sung thêm vào sự hăng hái nhiệt tình gần như là mất trí này, Russ đã đưa ra các chương mẫu trong những cuốn sách của mình lên mạng internet. Bạn có thể đọc 24 chương trong ấn bản mới nhất của cuốn Secret Guide, cũng như là 24 chương của một cuốn sách đi kèm với nó là Tricky Living. Tôi đã tặng cuốn sách The Secret Guide của mình rất lâu rồi, nhưng Russ thì chính xác là dạng người mà tôi thích ủng hộ, vì vậy tôi sẽ mua một số quyển tái bản mới của ông.

Tôi cũng sở hữu một cuốn sách của tác giả Charles Petzold có tên là Code. Nó là một bức thư tình khác đối với máy tính.

Cuốn sách Code chứa những bức thư tình cho máy tính.

Thay vì là một bức thư tình viết dông dài, thì Code là một tuyển tập của những “bài thơ tình” thanh lịch. Nó có một bố cục khá mộc mạc, gồm nhiều biểu đồ xinh xắn. Nó hướng dẫn bạn một cách nhẹ nhàng đi xuyên qua lịch sử của chiếc máy tính, tại những mức độ thấp nhất và cơ bản nhất, từ máy tính cơ học Babbage cho đến những máy tính thời hiện đại. Nhưng nó cũng không kém phần lôi cuốn bởi những cảm xúc trong đó.

Cuốn sách Code là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với cuốn The Secret Guide. Hầu như chắc chắn không thể có thêm hai cuốn sách nào khác trên hành tinh này giống như vậy. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng mức độ cống hiến của tác giả Charles Petzold kém hơn Russ Walter, thì bạn hãy cân nhắc đến điều này: liệu có ai mà lại đi xăm một logo Windows không? Và có ai mà lại đội cái mũ phù thủy, mặc một bộ đồ kimono đỏ choét với vóc dáng của một thầy tu và mang đôi giày trượt patin trong một hội chợ triển lãm về máy tính? Vâng, đôi khi tình yêu đã khiến bạn làm những việc khá điên rồ.

Bản thân tôi cũng như hai tác giả Petzold và Walter. Nếu việc yêu máy tính là sai trái, thì tôi cũng chẳng muốn đúng đắn làm quái gì.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!