Những câu hỏi phỏng vấn thường xuất hiện khi ứng tuyển ví trí UX Design ( Phần 1 )

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 2082 | Chuyên mục: Chia Sẻ

Trước khi đi sâu vào những câu hỏi phỏng vấn UX design, chúng ta hãy cùng xem lại quy trình phỏng vấn nói chung. Các cuộc phỏng vấn xin việc thường giống như những cuộc hẹn đầu ở chỗ bạn cứ chuẩn bị những gì bạn thích nhưng sẽ luôn có yếu tố bất ngờ bỗng nhiên nhảy xổ ra, rơi vào bạn như cái thòng lọng. Người phỏng vấn không xem hồ sơ của bạn hay không biết bạn là ai hoặc không nhận định được giá trị của bạn chẳng hạn. Hoặc giả sử, họ sẽ ném cho bạn một câu hỏi kỳ quái nào đó mà không liên gì tới công việc cả (Amazon từng được biết đến vì hỏi ứng viên câu: “Nếu bạn tới từ sao Hỏa, bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?” Cũng có thể, chỉ đơn giản là bạn và người phỏng vấn không hợp nhau (mọi thứ đều công bằng thôi, quản lý tuyển dụng sẽ dễ tiếp nhận một ứng viên mà họ thấy khớp với họ).


Đại ý ở đây là: không có dự đoán chuẩn mực nào cho quá trình phỏng vấn của bạn. Tuy nhiên, có những thứ bạn có thể chuẩn bị được. Và dưới đây sẽ là những hướng dẫn dành cho bạn.

Như bất cứ công việc nào, các câu hỏi phỏng vấn UX thường có xu hướng rơi vào một số danh mục sau:

  • Mọi thứ về bạn
  • Mọi thứ về công việc của bạn
  • Mọi thứ về quá trình của bạn
  • Những gì giúp bạn ghi dấu?
  • Mục tiêu của bạn là gì?

Hãy cùng khám phá những đề tài này sâu xa hơn và xem qua những câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho vị trí UX dựa trên những khung trên.

Mọi điều về bạn

Người phỏng vấn thường thích mở đầu với một loạt câu hỏi giúp họ hiểu thêm về bạn như: tính cách cá nhân, động cơ và cách bạn làm việc. Những câu hỏi điển hình giúp họ hiểu rõ hơn thường là:

1. “Hãy tự giới thiệu về bản thân!”

Đây cũng là một cách gián tiếp để kiểm tra hồ sơ của bạn. Người phỏng vấn muốn biết những kinh nghiệm của bạn là gì và nó liên quan như thế nào tới công việc bạn đang ứng tuyển vào. Đừng quá đi sâu vào chi tiết (hoặc đi vào vấn đề quá riêng tư).

Đề cập qua với họ về học vấn, thời gian thực tập (nếu có) và những công việc bạn đã phụ trách. Kể cho họ về lý do bạn rời khỏi công việc hiện tại và thứ mà bạn tìm kiếm ở vị trí tương lai.

Nhìn chung, “tự giới thiệu về bản thân” chính là câu hỏi cho bạn cơ hội nói chuyện với người phỏng vấn về lý do tại sao họ nên thuê bạn. Và sau đó, họ sẽ muốn bạn chứng minh điều đó.

2. “Điều gì khiến bạn muốn làm công việc liên quan tới lĩnh vực UX Design?”

Ta giả sử rằng bạn quyết định theo đuổi nghề UX design vì bạn có hứng thú với nó và đó là thứ bạn đam mê. Nếu đúng thế thì thời của bạn tới rồi! Tỏa sáng thôi! Lúc này hãy trung thực (và nhiệt tình). Đừng đưa ra câu trả lời theo kiểu: “Em nghe nói là trở thành UX designer thì không cần bằng cấp gì” hoặc “do lương thưởng hậu hĩnh,” (cả hai điều này thì đúng nhưng không người phỏng vấn nào muốn nghe cả). Thay vào đó, hãy cân nhắc tập trung vào những nỗ lực để trở thành một UX Designer của bạn. Các ví dụ có thể kể ra bao gồm cả những kỹ năng mềm như:

  • Xử lý vấn đề: Bạn sinh ra là để giải quyết vấn đề & luôn tìm kiếm những cách thức mới mẻ, sáng tạo để xử lý các thách thức.
  • Biết cảm thông: Bạn vốn dĩ là người biết thông cảm, luôn yêu thích công việc nghiên cứu hành vi khách hàng và tìm ra những cách thức mới mẻ để tiếp cận thị trường mục tiêu.
  • Hiếu kỳ: Bạn ham học hỏi và thích được cập nhật những xu hướng công nghệ mới (hãy chuẩn bị sẵn một vài xu hướng thiết kế giao diện người dùng (UX Design Trend) phòng trường hợp bạn được hỏi tới)

Bạn cũng có thể trò chuyện với người phỏng vấn về việc bạn thành thạo trong quản lý thời gian hay linh hoạt trong các tình huống đòi hỏi kỹ năng khó của UX designer.  Ví dụ, bạn có thể đưa ra:

  • Yếu tố thị giác: Bạn có sở trường nào về lý thuyết thiết kế hình ảnh? Bạn có thấy ngứa mắt khi nhìn một giao diện, màu sắc, mẫu in ấn, icon hay một bảng phân cấp thứ tự sai không?
  • Lên kịch bản: Bạn có đam mê nào với việc lên kịch bản hay có hứng thú gì khi biết là mình có thể làm gì đó với nó không?
  • Phác thảo wireframe: Bạn có theo học lớp nào về phác thảo wireframe và nhận ra là ngày qua ngày, bạn trở nên thích công việc này không?

Hãy tự tìm hiểu về những gì tạo ra một UX designer giỏi và xem làm cách nào để đưa một số yếu tố vào trong cuộc trò chuyện của bạn.

3. “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?”

Đây không đơn thuần là câu hỏi phỏng vấn dành cho UX designer mà là câu hỏi được sử dụng cực kỳ nhiều trong các cuộc phỏng vấn. Và đây chính là câu hỏi bạn cần chuẩn bị.

Nơi bạn phỏng vấn là startup công nghệ? Có lẽ, bạn quan tâm tới một công ty khởi nghiệp về công nghệ vì bạn thích kiểu văn hóa công sở tiến bộ, đổi mới & nhanh nhanh nhạy trong quy trình.

Đó là một tập đoàn lớn? Có thể lý do là vì bạn thích những công ty có tính chất ổn định và nghe nói về nhiều thứ hay ho liên quan tới trưởng bộ phận UX Design và muốn biết thêm về cô ấy chẳng hạn.

Hãy đảm bảo là bạn đã tra cứu cẩn thận về công ty và sắp xếp câu trả lời của bạn với những thông tin có được. UX Design Gui Ligertwood cho biết, anh ta luôn kể với người phỏng vấn mình rằng anh “không chắc liệu có muốn làm việc ở công ty đó hay không và đó là lý do vì sao anh ngồi đó để tìm hiểu”

Nhưng đó là một kiểu quyền lực khác rồi.

4. “Giữa UX Researcher, UX Designer và Visual Designer, bạn thấy mình thích hợp với vị trí nào và tại sao?”

Khi Ligertwood tìm kiếm một vị trí UX mới vào năm trước, anh nghiên cứu quá trình phỏng vấn vị trí UX design và nhận ra rằng đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các đơn vị tuyển dụng thường sử dụng. Lời khuyên của anh ta là gì? “Tốt nhất là không nên nói chuyện nhảm nhí!”

Đúng thế! Có nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực UX. Hãy đảm bảo là bạn hiểu rõ vị trí nào phù hợp với những kỹ năng mình có. Nếu bạn chưa có những kiến thức căn bản ấy, hãy xem qua bài viết “What does a UX Designer Do? Roles Explained” (Việc của một UX Designer là gì? Lý giải các vị trí). Bài viết này giúp bạn làm rõ mọi thứ từ trách nhiệm của một UX researcher (nghiên cứu UX) đến trách nhiệm của một visual designer (thiết kế hình ảnh)

Mọi điều về công việc bạn làm.

Khi người phỏng vấn UX design hỏi bạn đã từng làm những gì, đây là lúc bạn cần phải tỏa sáng. Hãy bày ra cho họ thấy portfolio (hồ sơ việc làm) của bạn. Đưa ra những ví dụ thực tế đã được chuẩn bị trong ngành UX design để nói với họ lý do vì sao bạn đã làm những việc đó.

5. “Cho tôi xem Portfolio của bạn!”

Đây là một trong những câu hỏi bạn chắc chắn phải đối mặt. Khi người phỏng vấn muốn xem portfolio của bạn, họ không chỉ muốn bạn đưa nó ra mà còn muốn bạn trình bày để họ thấy sự sáng tạo và cách tư duy của bạn.

Hãy nói với người đối diện mình lý do và cách bạn thiết kế mọi thứ. Cho họ thấy thị trường mục tiêu là gì, vấn đề bạn đang tìm kiếm giải pháp là gì và lý do bạn xử lý nó theo cách bạn đã làm là gì.

6. “Cho tôi xem vài mẫu bạn thích nhất trong Portfolio của mình”

Giới thiệu với người khác về portfolio của mình cũng khó như kiểu chọn background và context cho một dự án. Hãy đảm bảo là bạn đủ tự tin để thực hiện mọi thứ mà không bối rối, hoang mang. Không phải mọi người đều làm trong ngành UX design, vậy nên, hãy tiến hành mọi thứ làm sao để người có chuyên môn hay không cũng đều hiểu được.

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng của một UX Designer. Bạn hãy tận dụng cơ hội sẵn có này để thể hiện tài năng của mình.

7. “Quá trình bạn thiết kế những thứ này như thế nào?”

Gợi ý: nghiên cứu (research), thiết kế (design) và thử nghiệm độ khả dụng (usability testing)

Người phỏng vấn muốn biết cách bạn tư duy và xem cách bạn tiếp cận vấn đề cũng như lý do bạn tiếp cận nó theo cách bạn đã làm. Hãy đảm bảo làm rõ xem trong việc nghiên cứu thì bạn tự mình phỏng vấn người dùng hay bạn giao việc đó cho đội nghiên cứu UX? Khi nói về quá trình thiết kế hãy để người phỏng vấn biết lý do tại sao bạn lại thiết kế mọi thứ theo cách bạn đã làm. Và cuối cùng, khi trao đổi về thử nghiệm độ khả dụng, hãy nói họ cách bạn đã validate (xác nhận giá trị) thiết kế của mình như thế nào.

8. “Bạn thích dự án nào nhất trong số những dự án bạn đã tham gia?”

Hy vọng bạn đã đặt sẵn dự án yêu thích của mình trong portfolio để có thể sẵn sàng giới thiệu với người phỏng vấn về những sản phẩm bạn đã làm trong quá khứ. Hãy làm nổi bật chúng và lý giải cho họ vì sao bạn lại thích những dự án này.

Cũng đừng quên làm nổi bật những gì khiến cho dự án này khác biệt. Nó là dự án mà bạn đam mê nên bạn thích nó vì lý do cá nhân? Hay do nó đặc biệt đến nỗi bạn phải tiếp cận nó bằng một cách mới mẻ và tiến bộ hơn?

Không có câu trả lời nào là sai. Người phỏng vấn thường dùng câu hỏi này để tìm hiểu về bạn nhiều hơn, để xem bạn thích cái gì và hiểu hơn về cách bạn tư duy.

9. “Hãy nói về dự án nào đó đã không diễn ra theo đúng kế hoạch và cách bạn khắc phục nó!”

Câu mệnh lệnh mở đầu với: “hãy nói về…” được các phỏng vấn viên rất yêu thích. Bạn có khả năng sẽ bị hỏi câu này vài lần trong một buổi phỏng vấn.

Ở đây, người phỏng vấn muốn tìm hiểu kỹ năng xử lý vấn đề của bạn. Họ cũng muốn đảm bảo là bạn có thể giữ bình tĩnh trước áp lực. Ai cũng đã từng phải đối mặt với một dự án đầy thách thức nào đó không lần này thì lần khác, vì thế hãy kể họ nghe về những việc đã diễn ra trong quá khứ.

Bạn có thể nói về khoảng thời gian gặp trở ngại trong quá trình thực thi công việc trong nghề UX design như ngân sách bị cắt giảm hay những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng đổ lỗi cho ai hay cái gì & cũng đừng kể ra những tình huống mà vấn đề nằm ở chính bạn.

Hãy nói về bài học mà bạn đã rút ra được từ tình huống hay dự án vừa kể trên, nó chắc chắn là điểm cộng cho bạn.

10. “Kể ra vài Website hay App của một thiết kế nào đó mà bạn yêu thích và lý do tại sao?”

Dành chút thời gian để suy nghĩ về những trang web hay ứng dụng cũng như lý do bạn thích chúng. Cái gì khiến chúng trông có vẻ thân thiện với khách hàng? Chúng tạo cảm hứng thiết kế cho bạn? Nếu đúng thế thì việc đó diễn ra như thế nào?

Xem thêm:

Nếu bạn cần gợi ý hay cảm hứng thì có ba ví dụ cho bạn như sau:

Google:  UX design tốt đồng nghĩa với tính năng tốt, không chỉ có tính thẩm mỹ. Google là một ví dụ hoàn hảo cho điều này. Bạn thực sự khó mà tìm thấy trang web nào có giao diện tìm kiếm thân thiện với người dùng hơn Google.

NetflixNetflix không chỉ dễ vận hành mà còn sử dụng thuật toán tạo ra các đánh giá dựa trên lịch sử xem phim của bạn. Nó đặt mong muốn của khách hàng lên hàng đầu và cung cấp cho người dùng một giao diện mang tính cá nhân, dễ hiểu.

DuolingoNếu bạn là tín đồ của ngôn ngữ thì chắc hẳn bạn đã từng dùng Duolingo (hay ít nhất là nghe tới nó). Ứng dụng học ngoại ngữ này không chỉ trực quan mà còn thú vị. Nó được xây dựng như một trò chơi nên bạn sẽ thấy như bạn đang chơi hơn là đang học.

Chúc các bạn thành công.

vncoder logo

Theo dõi VnCoder trên Facebook, để cập nhật những bài viết, tin tức và khoá học mới nhất!